xác thực google maps

Báo giá seo (1): các yếu tố tác động

Thảo luận trong 'Thảo luận SEO' bắt đầu bởi nguyenhoang, 6 Tháng một 2015.

Lượt xem: 5,671

  1. nguyenhoang

    nguyenhoang Administrator Staff Member

    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1,864
    SEO đang dần trở nên phổ biến hơn. Số lượng người làm SEO cũng tăng dần. Nhiều người ngay từ đầu đã định hướng là SEOer tự do. Một số khác sau một thời gian phát triển trong các công ty cũng dần tách ra làm riêng. Cũng có một số người được anh em bạn bè giới thiệu, hoặc có một khách hàng tiềm năng ở đâu đó tìm tới. Một trong những vướng mắc của các bạn là làm sao để lên được một Báo giá SEO chuẩn.

    Báo giá cao thì khách không làm, báo giá thấp thì thiệt tới thân. Thời gian căn không chuẩn cũng là một vấn đề.

    Bản thân mình không phải là người làm Sale, cũng chưa bao giờ qua trường lớp hay được đào tạo về Sale. Chỉ là có thời gian đi Sale khoảng nửa năm cho công ty của người bạn. Cũng chưa mời mọc ai bao giờ. Lão bạn để cái hotline của mình lên web, và cho một cái mail công ty, có liên hệ thì giải quyết. Tỉ lệ chốt khách hàng của mình là 1/7, nghĩa là mình gặp 7 khách hoặc gửi 7 báo giá thì có 1 khách ok làm, 1 báo giá đi vào thời kì thương thảo hợp đồng. Mình cũng chẳng biết tỉ lệ trên là cao hay thấp, cứ từ thực tế mà nói thôi.

    Tất nhiên không phải khách hàng nào mình cũng gặp hoặc gửi báo giá. Còn tùy vào việc khách hàng có tiềm năng, có nhiệt tình làm không. Thường thì cứ 2 - 3 khách hàng liên hệ thì có một khách hàng mình gặp hoặc gửi báo giá. Còn khách hàng nào nên gặp, nên báo giá mình sẽ thảo luận với các bạn trong một dịp khác. Trong phạm vi bài viết này mình sẽ đưa ra những quan điểm cá nhân về các yếu tố tác động đến báo giá SEO. Hy vọng sau loạt bài này các bạn đang định dấn thân vào con đường Dịch vụ SEO có thêm tài liệu để tham khảo, làm báo giá.

    bao-gia-seo.jpg

    Các yếu tố tác động đến một Báo giá SEO

    1. Website được SEO

    Thỉnh thoảng có topic yêu cầu báo giá SEO trên diễn đàn, chủ topic không đưa web cần được SEO ra, vậy mà khá ngạc nhiên là nhiều bạn vô tư vào báo giá. Khẳng định luôn là các bạn cầm quá nửa nguy cơ vỡ dự án. Vì sao? Nhỡ cái web cần SEO đang dính một thuật toán nào đó, tự dưng mất hết index, hay từ khóa rớt hàng loạt, các bạn cần 2 - 3 tháng khắc phục trước khi SEO thì sao. Và trên thực tế đây là 2 hợp đồng, một hợp đồng gỡ thuật toán và một hợp đồng SEO. Các bạn chỉ báo giá SEO? Xin chúc mừng: các bạn chuẩn bị bỏ của chạy lấy người và mang tiếng thất tín đi là vừa. Còn làm thì các bạn bỏ tiền túi, bỏ thời gian, công sức ra mà chịu lỗ đi.

    Có 3 trường hợp cho yếu tố tác động đầu tiên này:

    Một là: web cần SEO là một web trắng, chưa SEO. Các bạn cần đánh giá xem website đã hỗ trợ SEO tới đâu, có thể tối ưu hơn nữa không? Trong trường hợp cần tối ưu thì các bạn có thể làm được theo diện hỗ trợ cho khách không, hay phải phát sinh chi phí? Thuê ngoài thì bao nhiêu tiền? Có thể liên hệ với bên đã code web đó để nhờ hỗ trợ không. Họ có thể hỗ trợ đến mức nào, đến mức nào thì bắt đầu tính phí.

    Và tất nhiên khi nhận một web trắng, có nội dung và nội dung khá ổn thì không sao. Còn trắng tinh hoàn toàn chưa nội dung thì nhập liệu ban đầu cũng có thể là một khoản chi phí cần tính tới.

    Hai là: Web cần SEO là một web đã SEO. Là một web đã SEO tương đối thì cũng có khó khăn vì bạn cần phải chắc chắn là được bạn giao đầy đủ, chi tiết từ người SEO trước. Liên quan nhất đến SEO là quyền được sờ vào code, các tài khoản dùng để build link, mạng xã hội...

    Trong nghề SEO đều biết rằng hầu hết SEOer đi mua link, xây dựng liên kết cho khách hàng trên các website, blog thuộc sở hữu của mình. Họ ít khi đăng ký tài khoản mới, làm mới cho khách hành vì nó sẽ đội chi phí và thời gian SEO. OK, vậy nếu bạn là người làm sau nếu không được tiếp quản hệ thống (trong trường hợp xây mới), hoặc không đạt được thỏa thuận với người làm trước về việc duy trì hiện trạng website trong 1 - 2 tháng để bạn có thời gian chuyển đổi thì việc luôn phải lo lắng là đương nhiên. Vì đơn giản, bạn luôn đối mặt với nguy cơ mất backlink đột ngột. Ngoài ra các mạng xã hội, link diễn đàn thường dựa trên tài khoản quản lý là một gmail, điều gì sẽ xảy ra khi bạn không được tiếp nhận tài khoản này?

    Đấy là trường hợp SEO tốt, còn trương hợp SEO không tốt. Nội dung copy, trùng lặp, banklink toàn là rác. Nếu bạn xóa sạch làm lại từ đầu thì cũng không tốt bằng web trắng, còn vừa làm vừa sửa thì rất mất công.

    Ba là: Web cần SEO đang dính án phạt của Google. Bạn cần xác định cụ thể án phạt đó là gì, đâu phải cái gì cũng có trong WMT. Cho dù là Panda, Penguin hay Sandbox... thì bị từ bao giờ, mức độ ảnh hưởng như thế nào? Phương án gỡ bỏ là gì? Một điểm quan trọng nữa là cần xác định với khách rõ ràng khi nào thì được coi là thoát án phạt.

    Ví dụ: trước khi bị phạt là 1000 visit một ngày, hay các từ khóa này đang đứng top. Giờ tôi làm cho lên lại thì thì chi phí bằng này. Còn anh muốn tăng lên 2000 visit, muốn lên top các từ khóa ABC nữa thì đây là báo giá SEO...

    Đấy! Mới sơ sơ yếu tố khách hàng show web ra không đã ẩn chứa nhiều rủi ro như thế. Việc các bạn chưa biết web nào đã nhảy vào đòi SEO liệu có ăn được không? Hay va ngay phải cục xương to tổ chảng !

    2. Độ khó của từ khóa

    Độ khó của từ khóa phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản.

    Một là: Độ cạnh tranh của thị trường. Thường thì những mảng hot như: du lịch, bất động sản, vé máy bay, thời trang... là những mảng khó. Các công ty kinh doanh mảng này toàn là đại gia, tiền đè chết người. Họ dư sức chiêu mộ nhân tài, trả lương cao, cạnh tranh khủng khiếp. Bạn được một bà chị vui tính nào đó nhờ SEO để bán quần áo, một công ty mới tò tè nào đó chưa thật hiểu thị trường, chưa hiểu SEO đề nghị tối ưu để bán vài căn chung cư. Bạn nhận một cách khinh suất mà không hề tiến hành khảo sát, chí ít là tham khảo mấy anh em từng SEO qua mảng này. Thế là bạn đã va phải một bức thành đồng vô cùng vững chắc.

    Hai là: Từ khóa dài - ngắn. Thường thì từ khóa ngắn, chung chung là khó, lâu lên. Ví dụ: vé máy bay, thời trang, thuê nhà, bán nhà, bán đất, vietnam tour... được coi là khó. Tuy nhiên khó chưa hẳn đã có traffic. Mặt khác dài chưa hẳn đã dễ SEO, vì nó là từ khóa mang lại tiền bạc. Công sở Hàn Quốc - 4 kí tự, vé máy bay giá rẻ - năm kí tự, chung cư vp6 Linh Đàm - dài quá... bạn thử xem dễ hay khó.

    Độ khó của từ khóa ngoài việc theo ngành, theo dài ngắn, có kèm yếu tố thương hiệu hay không thì còn phụ thuộc vào giai đoạn nữa. Cái chung cư vp6 Linh Đàm trước lúc mở bán vài tháng SEO thì khó chứ trước nữa và sau khi mở bán thì chưa hẳn. Bạn search Google keyword tool, thấy du lịch Sapa bình thường. Nhưng đó là năm ngoái, năm nay kỉ niệm 110 năm ngày thành lập thị trấn, khách du lịch đổ về đông nghẹt, từ khóa tự nhiên khó bất thường cũng không có gì khó hiểu cả.

    3. Yêu cầu của khách hàng

    Khách hàng có người không biết gì về SEO, có người hiểu sâu, có người sơ sơ, ham muốn thì nhiều, ý thích là vô cùng. Bản thân khách hàng cũng bị tác động bởi các yếu tố xung quanh. Vì vậy bạn cần:

    Chính xác từ khóa: Làm đẹp hay lam dep, vietnam tour - vietnam tours - tour to vietnam.... nhìn hơi giống, ý nghĩa cũng tương tự, nhưng độ khó có thể là một trời một vực. Và khách hàng thì chưa hẳn đã chắc chắn về cái họ muốn.

    Chính xác vị trí: Nhiều bạn khách hàng chỉ mới nói lên top, còn chưa biết là top 10, top 5, top 3 hay top 1 đã vội vàng báo giá.

    Chính xác tiêu: SEO có 3 mục tiêu chính: Từ khóa lên top => Tăng traffic => Bán được hàng
    Khi nhận được danh sách từ khóa từ khách hàng bạn nên kiểm tra và tư vấn các từ khóa phù hợp với khả năng chi trả của khách, khả năng SEO của bản thân, và quan trọng nhất là có chuyển đổi (có traffic, có thể bán được hàng). Trong trường hợp khách hàng khăng khăng bảo vệ quan điểm thì cũng nên nói rõ các từ khóa đó SEO lên top chứ không có chuyển đổi.

    Nếu khách thuê tăng traffic thì cũng cần chốt lại là tăng traffic có nhất định từ khóa phải lên top không? Vì bạn có nhiều cách khác nhau để tăng lượng truy cập vào website mà không cần phải đưa từ khóa lên top.

    Bán được hàng là mục tiêu cao nhất, khó nhất, và tất nhiên đắt đỏ nhất. Nhưng thế nào là bán được hàng? Lượng click vào giỏ hàng tăng hay số cuộc điện thoại gọi đến tăng hay phải bán được một sản phẩm cụ thể? Cái gì đo lường được các yếu tố này? Không phải công ty nào cũng có phần mềm quản lý bán hàng. Không phải phần mềm nào bạn cũng được quyền theo dõi và nắm thông số! (Cái này thực chất là đo lường hiệu quả SEO, cần một buổi thảo luận chuyên sâu hơn. Trong phạm vi bài này chúng ta chỉ bàn tới đây thôi).

    Phương pháp SEO: Sẽ có người cần SEO dịch vụ, sản phẩm nhưng rồi một ngày đẹp trời hỏi bạn: "sao chị Google số nhà chị thì lại chẳng thấy lên gì cả", hự! Đấy là do khách chưa hiểu về SEO. Người hiểu có thể yêu cầu bạn hạn chế đi link, trong khi bạn là là một tay bắn link có hạng. Hay, "anh cần nhất là thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người biết", trong khi bạn chẳng mấy giỏi về Social. Rồi thì SEO từ khóa hay SEO tổng thể, Backlink là đi mua bên ngoài hay em cho anh mượn, cách giải quyết khi không SEO nữa thì thế nào... Tất cả cần được làm rõ, và tốt nhất là được xác nhận bằng văn bản, hoặc qua mail.

    Ở trên là các yếu tố cơ bản tác động đến báo giá SEO. Trên thực tế báo giá SEO còn phụ thuộc vào:

    4. Nhân hiệu & Thương hiệu

    Tất nhiên, cùng một dự án SEO. Nhưng báo giá được gửi từ một SEOer thành danh, một công ty có tên tuổi thường cao hơn. Vì họ có uy tín và cái khách hàng nhận được là sự tin tưởng, an tâm. Dù sao giao cho một công ty mà nhiều người biết, nhiều dự án thành công vẫn yên tâm hơn là giao cho một cá nhân chẳng có tên tuổi. Nhỡ dự án đổ bể có tới nhà nó mà bắt đền được không. Tới được nhà, nó bảo "em xin lỗi, giờ em chưa có tiền trả anh" thì cũng chịu chứ làm thế nào. Túm lại: đòi được vạ thì má đã sưng.

    Rất nhiều người có quan điểm thà đắt nhưng làm một lần cho xong còn hơn mất thời gian làm đi làm lại, rồi còn chuốc cái bực vào thân. Tất nhiên không phải cá nhân - công ty có tiếng nào cũng thỏa mãn được mọi yêu cầu, mọi khách hàng.

    *** Kết luận cái nhỉ: Các yếu tố tác động đến một Báo giá SEO
    1. Website được SEO: Trắng hay đã seo, có dính án phạt nào không
    2. Độ khó của từ khóa: mức độ cạnh tranh của thì trường, từ khóa dài - ngắn - thương hiệu
    3. Yêu cầu của khách hàng: số lượng từ khóa và các biến thể, vị trí chính xác, mục tiêu đạt được, phương pháp SEO.
    4. Nhân hiệu & Thương hiệu

    Dự án càng lớn thì các yếu tố kể trên càng phải được phân tích kĩ càng, chi tiết.

    Ở trên là quan điểm cá nhân của mình về Các yếu tố tác động đến báo giá SEO, các bạn nếu còn thấy thiếu yếu tố nào thì cứ bổ sung bên dưới nhé!
     
    Last edited: 6 Tháng một 2015
    innhanh, hieuptit, tungfo and 21 others like this.
  2. HungDepZai

    HungDepZai Thành viên

    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    21
    Đợt lâu lâu thấy cũng có bài viết rồi, và có cả công thức tính ý mà, @nguyenhoang có thể cho công thức được không??
     
  3. nguyenthanhxd

    nguyenthanhxd Thành viên tích cực

    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    67
    Bác nguyenhoang đã nói là dựa vào 4 yếu tố trên mà bạn. Còn tùy thuộc vào trang web, ý kiến của khách hàng... Mình cũng thấy những công thức mà mấy bạn đưa ra chỉ là tham khảo thôi, chẳng áp dụng được. Bài viết này đã chỉ ra rất rõ để các bạn cân nhắc trước khi đưa ra báo giá 1 từ khóa.
     
    HungDepZai and nguyenhoang like this.
  4. nguyenhoang

    nguyenhoang Administrator Staff Member

    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1,864
    Báo giá SEO chỉ có mang tính tương đối, các công thức cũng chỉ để tham khảo. Bạn phải dựa vào các yếu tố nêu trên. Xác định được 2 thứ:
    Những việc bạn có thể làm
    Những việc bạn sẵn sàng làm
    Khi bạn nhận 1 dự án SEO thấy năng lực có thể đáp ứng và có lợi thì làm còn thiếu 1 trong 2 thì nên cân nhắc.
    Sẽ không có 1 công thức hay báo giá SEO tuyệt đối cho bạn đâu, và nếu mình có thì mình sẽ bán nó cho tất cả những người làm dịch vụ SEO. Thu về một món lợi lớn ;)
     
    nguyenvanteo, HungDepZai and thaimeo like this.
  5. thaimeo

    thaimeo Meoomeoo

    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    497
    Trước em cũng là một thằng tay mơ về SEO và cũng được báo giá SEO. Quả thực cũng đi tìm tòi vài công thức luanh quanh trên mạng nhưng quả thực, công thức là ở...chúng ta cả thôi. :D
    Tất cả những gì anh @nguyenhoang chia sẻ là cần thiết trước khi đưa ra một báo giá SEO rồi. Em xin bổ sung thêm một ý kiến theo em đó là cần xem xét thêm yếu tố nguồn lực nữa.
    Tiếc là giờ em không có cơ hội áp dụng :p
     
    nguyenhoang thích bài này.
  6. kingbin

    kingbin Thành viên thân thiết

    Bài viết:
    1,183
    Đã được thích:
    443
    Em xin thêm một yếu tố nữa là thời gian dự án mà khách hàng yêu cầu. Bởi có nhiều khách hàng là bán hàng theo vụ, như quần áo chẳng hạn, loại này chỉ bán trong mùa hè, loại kia bán trong mùa đông nên họ thường có yêu cầu thêm về thời gian hoàn thành dự án. Họ thường muốn dự án seo hoàn thành đúng thời gian quy định (hoặc sớm hơn thì tốt) để tạo hiệu quả bán hàng cao nhất trong đúng vụ, đúng dịp.
     
    AnhTuan and nguyenhoang like this.
  7. Chiến Chăm Chỉ

    Chiến Chăm Chỉ Thành viên nhiệt tình

    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    461
    Ngoài các yếu tố trên, người nhận dự án Seo cần tính toán 1 cách hợp lí về thời gian xong hợp đồng cũng như nhân lực bỏ ra để thực hiện dự án rồi sau đó tính toán giá cả sao cho đem lại cho bản thân người thực hiện nguồn kinh tế phù hợp nhất.
    Có thể còn phải dựa vào tiềm lực của khách hàng, nếu như bên khách hàng thân thiện có thể giảm giá hoặc giảm time thực hiện..... Hoặc khách nào có tiềm lực về kinh tế có thể chặt chém thêm chút cũng không có vấn đề
     
    nguyenhoang thích bài này.
  8. nguyenvanteo

    nguyenvanteo Thành viên nhiệt tình

    Bài viết:
    983
    Đã được thích:
    558
    Lần trước cũng bị mis 1 dự án partime seo tổng thể 3tr trong khi cty thiết kế web kiêm seo làng nhàng như mình thì nhận giá gấp đôi và chị khách hàng đồng ý. Nguyên nhân là vì bà ấy tưởng mình không biết code :(
    Vậy nên báo giá cao hay thấp đôi khi còn phụ thuộc vào quy mô cty mình nữa, cty tớ 1 phát hét giá trên trời khách hàng vẫn cứ tin đứ đự :D
     
    nguyenhoang thích bài này.
  9. thichanot

    thichanot Thành viên

    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    40
    Đồng ý vs a về 3 yếu tố trên, Tuy nhiên, với yếu tố thứ 4: E nghĩ là mục nhân hiệu và thương hiệu là của bên khách hàng chứ sao lại là của người đi báo giá nhỉ? Nhân hiệu và thương hiệu có danh rồi thì SEO sẽ dễ dàng hơn chứ vs sẽ có tác động tới báo giá chứ a @nguyenhoang ?
     
    nguyenhoang thích bài này.
  10. nguyenhoang

    nguyenhoang Administrator Staff Member

    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1,864
    Xét ở một góc độ nào đó, nếu một cá nhân có năng lực, một công ty SEO có tiềm lực. Họ có phương pháp SEO đúng đắn, hiệu quả hoặc có tiền đầu tư cho các công cụ hỗ trợ SEO. Đến một thời điểm nào đó các công cụ được hoàn vốn, hiệu quả SEO được nâng cao, giá thành hạ cũng có thể là một yếu tố. Cái này gọi là công nghệ cao, tối ưu qui trình sản xuất phải không thaimeo? => OK
    Thời gian gấp thì cần nhiều nguồn lực hơn để đẩy mạnh. Tập trung nguồn lực lớn hơn trong thời gian ngắn hơn cũng có thể phát sinh chi phí. Nhưng vẫn cần phải xác định được gấp tới đâu thì chấp nhận được kẻo "bội thực". => OK
    Nôm na là gặp một anh nhà giàu thì "chém" cao chút cũng không sao. Cái này cũng có thể chấp nhận được. Nhưng thực tế mình thấy là khách hàng kiếm tiền khó thì tiêu tiền cũng khó thôi. Cũng không nên coi khách hàng là gà, có thể hôm này họ không biết, nhưng mai họ sẽ biết. => OK một phần
    Cái này nói ở trên rồi. 1 là cty có thương hiệu. 2 coi là khách hàng chưa biết, hét giá cao một chút. => Ok một phần.
    Nếu bạn có nhân hiệu, công ty bạn có thương hiệu thì khi bạn cũng nên yêu nó một chút, không thì xây dựng làm gì? Ví dụ: Mình từng báo giá một dự án khoảng 40tr. Sau khi gặp khách hàng họ nói: bên vina link cũng có kế hoạch SEO gần tương tự như của em, nhưng giá của họ cao gấp rưỡi... anh sẽ nghiên cứu thêm.
    Trong trường hợp này cùng dự án, kế hoạch SEO gần giống nhau, nhưng giá vina link cao hơn vì họ tự mặc định họ là công ty lớn, có thương hiệu nên có thể báo cao hơn. Trong trường hợp khách hàng chọn Cty thì không ngạc nhiên vì như mình phân tích, họ chấp nhận bỏ một phần tiền chênh lệch vì các yếu tố: thương hiệu, uy tín, được yên tâm...
     

Chia sẻ trang này