I. Vấn đề Domain Hosting: Một người Seoer cần nắm được những điều cơ bản nhất từ việc dns domain, backup, restore dữ liệu website, chuyển hosting khi cần thiết: điều này tránh việc sự cố trên sever, lỗi dns trung gian… tránh trường hợp website bị mất truy cập trong thời gian dài. II. Biết một chút html, css: Bạn cần biết một chút về html, css để chỉnh sửa, thay đổi website, khai báo thêm các thuộc tính, hoặc trong trường hợp làm site vệ tinh biết setup chỉnh sửa cơ bản. III. Trường hợp bạn không phải là 1 coder: Hãy lựa chọn 1 mã nguồn open soure(mã nguồn mở miễn phí) chẳng hạn như googlesite, blogspot, wordpress … chỉ cần 1 là đủ, nhưng hiểu chắc và tối ưu tốt một chút để làm site vệ tinh… Có bạn hỏi tại sao cần setup site vệ tinh khi mà có nhiều diễn đàn, forum có PR cao ? Vấn đề PR tôi sẽ nói ở phần dưới.Nhưng việc setup được site vệ tinh nhằm tránh rủi ro trong quá trình xây dựng liên kết backlink.Đôi khi diễn đàn họ thay đổi, hoặc bạn đăng tin vào phần rao vặt dữ liệu nhiều có thể họ sẽ xóa, hoặc đơn giản bạn viết bài vào đúng diễn đàn mà người quản trị cũng seo cùng lĩnh vực, họ sẽ xóa website của bạn, đôi khi còn Filter Domain(tính ích kỷ và ghen tị của con người quá cao). IV. Hãy cố gắng hiểu lĩnh vực bạn làm SEO: Tại sạo lại cố gắng hiểu, thực chất không phải ai cũng giỏi, ai cũng hiểu được mọi lĩnh vực, nhưng trước khi nhận SEO 1 dự án nào đó, hãy tìm hiểu, gặp đối tác cần làm SEO, nhờ đơn vị đó truyen cung cấp cho bạn các thông tin, sản phẩm dịch vụ mà họ làm, hãy đứng trên lập trường của 1 người khách hàng, hãy đứng lên lập trường của 1 người kinh doanh sản phẩm đó… V. Hãy áp dụng phương thức mới, trải nghiệm những thực tế dù thất bại: Không ai dám khẳng định một điều gì là chắc chắn nhưng tôi luôn tâm niệm một điều:”Thử chưa hẳn là được, nhưng không thử nhất định không biết“.Bạn hãy cố gắng, không chỉ cần đam mê, mà cần có một sự chăm chỉ, tìm hiểu áp dụng các giải pháp mới trong SEO. Hãy thử nghiệm từ những điều nhỏ nhất: Author, rồi breabcrumb, rating review … Rồi khi đã có những trải nghiệm hay tiếp tới các vấn đề khác như xây dựng backlink theo kiểu: link wheel, baclinks pyramid … - Tiện có nói về vấn đề PR(page rank): PR cũng chỉ là 1 trong các tín hiệu để Google xếp hạng website, với 2 website cùng như nhau về các tín hiệu, điểm đánh giá thì tất nhiên website nào có pr cao hơn thì thứ hạng cao hơn, điều đó không sai.Nhưng trong 200 tín hiệu được chia thành hàng nghìn tín hiệu, yếu tố xếp hạng, có ai đảm bảo rằng sẽ làm được hết, vì vậy nên làm được cái nào hay cái đó, làm cái nào cố gắng làm tốt cái đó. - Ai cũng nói, ai cũng biết, SEO bây giờ quan trọng nhất là nội dung(content), nhưng để xây dựng được 1 website có nội dung tốt không phải là dễ.Cần khéo léo tạo internal link, điều hướng người dùng. VI. Biết chút ít về mạng xã hội, có mối quan hệ cộng đồng: Hãy thường xuyên tham gia các diễn đàn SEO, các Group SEO, trao đổi thảo luận, không nên giấu dốt, đừng nên cho điều gì ta cũng biết, nên tranh luận thẳng thắn, và nhất là đừng nghĩ rằng mình biết, Seoer cần trải nghiệm thực tế, hay áp dùng cái biết đó vào thực tế, liệu có đúng và thành công. Còn một điều nữa, tài liệu trên mạng về SEO quá nhiều, không phải cái nào cũng đúng vì vậy hãy lựa chọn những loại tài liệu uy tín và chuẩn, trước khi tham khảo các tài liệu hãy cố gắng đọc tất cả các comment ở các topic đó để có cái nhìn từ mọi khía cạnh.
tất nhiên seoer nào mà không cần trải nghiệm từ từ và liên tục học hỏi nếu không sẽ không làm được các dự án đâu
Trải nghiệm nhưng phải rút ra được bài học cho mình. Cái nào tốt, cái nào không tốt...rất khó để nhận biết cái tốt cái xấu nếu bạn không biết cách
Trải nghiệm rồi còn phải rút kinh nghiệm nữa. Với lại phải chấp nhận thất bại. Luôn biết hướng đi của mình và đi trên con đường mình đã chọn, đừng bận tâm đến người khác họ làm thế nào.
@ Chủ top: SEOer cần trải nghiệm thực tế, nhưng mình thấy có một thực tế là bạn đang cố gắng "cày link" hơn là viết bài và chia sẻ: "tìm hiểu, gặp đối tác cần làm SEO, nhờ đơn vị đó truyen cung cấp cho bạn các thông tin", sao bạn không viết đúng chính tả và có dấu: chuyên. Việc bạn cố gắng để có chữ truyen (hoặc chuyên) trong câu để chèn link khiến cho câu của bạn rất gượng. Việc chia sẻ giảm đi rất nhiều ý nghĩa !
nhìn cái kiểu giả vờ sai chính tả là biết mà MOD cầy link như thật, trở lại topic , Seoer thì cần trải nghiệm thực tế rất nhiều , bạn vừa làm SEo bạn vừa làm sale thì khi gặp khách hàng bạn sẽ ko ngại 1 câu hỏi nào của khách hàng cả, đó là trải nghiệm thực tế, bạn xây dựng kế hoạch marketing online nhưng bạn chưa thực sự hiểu về sản phẩm của bạn, thì bạn sẽ ko đưa ra được luận điểm chính xác về sản phẩm để PR cho sản phẩm đó, đó là trải nghiệm thực tế. => trả nghiệm thực tế thì rất nhiều, quan trọng là SEO gì thì phải hiểu sản phẩm đó, làm cách nào tăng doanh thu bán hàng chứ ko phải là chỉ để tăng thứ hạng trên bộ máy tìm kiếm
Tất nhiên chỉ tìm hiểu qua tài liệu, diễn đàn thì không thể nào có thể seo tốt được. Chũng ta phải bắt tay vào làm thì mới vỡ ra được nhiều cái. Tôi thấy người làm seo cũng chỉ cần biết mỗi thứ 1 tý: nhất là code. Nếu bạn đã là 1 code thì Seo sẽ rất dễ dàng.
Vạn sự khởi đầu nan ! Seoer mới vào nghề thì cứ dần dần học hỏi, trải nghiệm từ từ rồi sẽ đến thành công thôi !