xác thực google maps

Nghiên Cứu Từ Khóa 2014: Phần 1

Thảo luận trong 'Thảo luận SEO' bắt đầu bởi thaimeo, 2 Tháng năm 2014.

Lượt xem: 2,920

  1. thaimeo

    thaimeo Meoomeoo

    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    497
    Nghiên cứu từ khóa năm 2014


    Mọi câu chuyện về SEO trong năm vừa qua đa phần đều xoay quanh một vài chủ đề như: Nội dung (content), tác giả (authorship) và các tín hiệu từ mạng xã hội (socials). Nhưng có một điều nhỏ nhỏ - nhưng đó là nền tảng để công việc làm SEO của bạn thuận lợi hơn – mà lại ít được đề cập đến: Nghiên cứu từ khóa.
    Sẽ chẳng ngoa khi nói:

    Việc nghiên cứu từ khóa là tối cần thiết với mỗi chiến dịch SEO của bạn. Trên thực tế thì, nghiên cứu từ khóa nó còn là nghiên cứu thị trường nữa đó. Vậy hãy dành chút thời gian để ngồi lại nói chuyện với nhau về vấn đề này nhé. Đừng lo, tôi không đốt nhiều thời gian của bạn đâu.

    Hưởng lợi ích từ từ khóa: Bạn cần biết làm thế nào để tìm và sử dụng chúng


    Nếu bạn tự tin mình là bậc thầy trong việc tìm những từ khóa tuyệt với thì không những bạn sẽ có được một nguồn khách hàng đông đảo mà còn giúp cho việc cạnh tranh của bạn với đối thủ trở nên dễ thở hơn bao giờ hết. Nghe khoái nhỉ, nghiên cứu từ khóa nó đem lại lợi ích tuyệt vời như thế đó.
    Về cơ bản thì công việc không quá phực tạp đâu, sẽ có 3 bước cụ thể như sau:
    1. Nghĩ ra một vài từ khóa mà khách hàng sẽ tìm
    2. Nhét những từ khóa đó vào Google Keyword Planner (GKP)
    3. Xem những con số thống kê và những từ khóa liên quan mà tool hiển thị ra
    Nhưng bây giờ thì mọi việc đã có phần dễ thở hơn rồi. Có rất nhiều hướng dẫn, công cụ cụ thể giúp bạn nhanh chóng xác định được từ hoặc cụm từ mà thị trường online đang ngày ngày tìm kiếm.
    Và công việc…
    Tôi sẽ ngồi viết nội dung và tối ưu trang web xoay quanh những từ khóa đó. Sau đó tôi sẽ “quẩy” cho nó lên vù vù. Tiếp đó là bán hàng rồi…đếm tiền.
    [​IMG]

    Tuy nhiên, trước đó bạn cần nắm được 2 cái điểm này:
    • Trước khi bạn khởi động chiến dịch với công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn nên xác định được lĩnh vực mà bạn chọn.
    • Khi đã nắm được lĩnh vực rồi, bạn nên nghĩ xem liệu còn không những mảng từ khóa mà chưa ai khai thác. Đó là những mỏ vàng đang chờ các bạn đó.
    Thị trường tiềm năng (Niche market): Nơi (thông minh) để nghiên cứu những từ khóa

    Như tôi đã đề cập ở trên, việc chọn đúng thị trường là một điều tối quan trọng bước đầu. Và thêm một điều nữa, mọi người thường có thói quen cứ nhắc đến cụm từ “nghiên cứu từ khóa” là mặc định nghĩ đến Google Keyword Planner (GKP).

    Đây là một sai lầm lớn!
    Tại sao?
    Thực sự thì GKP hỗ trợ rất tốt cho việc hình thành các từ khóa và từ khóa liên quan. Nhưng việc nghiên cứu từ khóa đâu gói gọn trong chỉ có vậy? Hãy xem ý tưởng từ khóa sẽ xuất hiện như nào trong đầu bạn nhé.

    block03_icon.png


    Nhưng khi bạn nhập từ “basketball” vào GKP thì…

    block03_img01.png
    block03_img02.png



    …thực sự là không có quá nhiều từ khóa liên quan chặt chẽ đến thị trường của bạn. Đa phần lại toàn từ khóa cạnh tranh cao. Điều này dễ dẫn đến nhiễu hoặc khó chọn lựa được từ khóa chính xác với bạn.

    Nói cách khác, GKP chỉ hiển thị ra những từ khóa liên quan mật thiệt với từ khóa mà bạn đã chọn, chứ không phải là thị trường bạn chọn.

    Trên thực tế, chả ai cấm bạn nghiên cứu và làm tất cả những từ khóa ít-liên-quan-cho-lắm trong GKP lên top và thu lợi từ nó. Thực sự trong số đó vẫn có những từ khóa đem lại lợi nhuận cho bạn. Tuy nhiên, như tôi đã nói, nó là những từ khóa nhiễu nếu như bạn không chọn đúng thị trường của bạn. Khi đó bạn sẽ khó xác định được chính xác mục tiêu bạn ngắm đến là cái gì.

    Đám mây ý tưởng (Niche Clouds): Con đường nhanh nhất tìm được thị trường thích hợp

    Bạn đang tự hỏi rằng:
    Thị trường tiềm năng(Niche Market) chính xác nó là cái gì?
    Một thị trường tiềm năng được định nghĩa đơn giản là tiểu phân khúc của một thị trường lớn.
    Ví dụ (theo như các ví dụ ở trên về bóng rổ nhé): Bạn chuyên bán vành bóng rổ (rổ bóng)
    Thử đặt từ khóa “Basketball hoop” vào GKP nhé:

    block04_img01.png


    Bạn thấy đó, GKP không đưa ra được nhiều từ khóa liên quan chặt chẽ đến thị trường của bạn cho lắm. Và hầu như đều là các từ khóa có độ cạnh tranh cao mà thôi.
    Liệu còn có những từ khóa ít cạnh tranh nhưng lại đem lại tỷ lệ chuyển đổi tốt (nếu không muốn nói là cao!)



    Ví dụ về một người nào đó quan tâm đến Basketball hoop, họ cũng có thể có những truy vấn:

    • Làm thể nào để làm tốt những pha ném bóng tự do?
    • Slam dunk highlights
    • Làm thế nào để trở thành huấn luận viên?
    • Dinh dưỡng cho các vận động viên?
    • Làm sao cải thiện được những cú nhảy?
    Bạn đừng quên, mỗi người dùng đều có những cách tìm kiếm riêng, độc đáo. Nhưng sự độc đáo đó lại liên quan chặt chẽ - đó chính là Niche Market.
    Ví dụ, từ khóa: “Làm thế nào để làm tốt pha ném bóng tự do” là một phần của Niche Market “Ném bóng tự do
    Trên thực tế, nhiều Niche market có thể kết nối với 10 từ khóa, nhưng thường thì khoảng 2-5 từ là bạn đã có đủ để thâu tóm NM đó rồi. Nhưng khi bạn kết hợp chúng lại với nhau bạn sẽ bất ngờ về lượng từ khóa cạnh tranh thấp mà bạn có thể nghĩ ra đó.
    Giờ thì cũng nói đến Niche Cloud nhé:

    Tạo Niche Cloud

    Mục tiêu của vân đồ này là sẽ tạo ra được nhiều đám mây khác nhau và nổi xung quanh đám mây chính là lĩnh vực của bạn. Mỗi đám mấy đó sẽ được gọi là một Niche Market.
    Chuẩn bị: Một phần mềm đồ họa khủng, một máy tính khủng để chạy phần mềm. Tôi đùa đấy, bút với giấy là đủ rồi.

    block05_img01.png

    Bạn hãy cố gắng tạo ra ít nhất 5 đám mây con nhé, mỗi đám mây có khoảng 5-10 từ khóa là cũng hoành tráng rồi.
    Nếu bạn đang bí để tìm ra đủ Niche Market thì dưới đây sẽ là một số gợi ý cho bạn:

    1. Tính cá nhân của người mua hàng
    Tính cách của người mua hàng là một cách tiếp cận Niche Market siêu đơn giản. Bởi như tôi đã nói, mỗi người mua sẽ có những từ khóa tìm kiếm độc đáo khác nhau.
    Nên việc nắm được tính cá nhân của người mua sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được từ khóa, khi đã có từ khóa thì việc xác định NM là vô cùng đơn giản.
    Để nắm được tính cá nhân bạn sẽ phải quan tâm khảo sát một số vấn đề đơn giản như:
    • Giới tính
    • Tuổi
    • Thu nhập xấp xỉ
    • Sở thích và mối quan tâm
    • Những điều họ không thích
    • Mục tiêu họ muốn đạt được
    Tùy thuộc vào lĩnh vực của bạn để có nhiều dấu gạch ngang hơn để khảo sát người dùng.
    Ví dụ nhé, bạn sẽ quan tâm khảo sát những khách hàng của bạn hoặc có thể là cả cha mẹ của họ (vì có thể họ sẽ là những người mua hàng nữa đó). Bạn nên tạo một Slide bằng power point na ná như này chẳng hạn:
    block06_img01.png

    Với cách này bạn sẽ rất khó bỏ rơi những ý tưởng cho những đám mây đó.

    2. Forums
    Vâng, chính xác quá rồi. Forum là những nơi tụ tập của những người cùng đam mê sở thích gì đó. Họ luôn ngồi đó 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần. Đây là nguồn ý tưởng quá tốt cho việc xây dựng NM.
    Bạn chỉ cần thực hiện công việc:
    • “keyword” + “forums”
    • “keyword” + “forum
    • “keyword” + “board”
    block07_img01.png

    Và khi bạn đã có danh sách diễn đàn trong tay rồi, hãy thâm nhập vào đó. Bạn sẽ có nhiều việc để làm đó. Tất cả các mục, các topic hỏi đáp đều cần quan tâm:

    block07_img-steps05.png

    block07_img-steps04.png


    Như vậy bạn sẽ có rất nhiều forum liên quan đến lĩnh vực của bạn. Công việc tiếp theo đó là bạn phải nghiên cứu, tìm ra những từ khóa cho NM, cho vân đồ của bạn.

    3. Mục lục của Wikipedia

    Wiki là một mỏ vàng thực sự nhưng lại rất hay bị bỏ qua.
    Đầu tiên hãy vào wiki và gõ một từ khóa cụ thể ra nhé:
    block08_img-steps01.png

    Sau đó, vào phần nội dung của nó để tìm đọc. Mỗi từ khóa sẽ có rất nhiều nội dung để bạn đọc. Nếu bạn để ý, mỗi nội dung sẽ là một NM cho bạn chọn.

    block08_img-steps02.png

    Với mỗi nội dung lớn sẽ còn có nhiều mục nội dung nhỏ để bạn quan tâm đó:
    block08_img-steps03.png

    Hoặc những khái niệm và những liên kết mở rộng ở trong nội dung.
    block08_img-steps04.png

    block08_img-steps05.png


    Sau khi đã nghiên cứu 3 bước trên, hy vọng bạn đã tìm ra được cơ số NM cho lĩnh vực của bạn. Sau đó bạn sẽ xây dựng lên được Vân Đồ của bạn nhanh chóng thôi.

    Đầu, thân và đuôi

    Công việc chọn lọc từ khóa cho các NM có thể nói là đã xong xuôi rồi nhé. Bạn có khá nhiều công việc để làm phải không?
    Giờ là lúc để chúng ta xây dựng lên những từ khóa tối ưu. Thường thì chúng ta sẽ có 3 loại của từ khóa: Đầu (Head), Thân (Body), Đuôi (Tail).

    block09_img01.png
    • Từ khóa Head: Thường là những từ khóa đơn. Những từ khóa này mang tính bao trùm cả một lĩnh vực khá là rộng lớn. Khối lượng search thì kinh hoàng. Ví dụ: Bảo hiểm, Basketball,…
    • Từ khóa Body: Là những từ khóa 2-3 cụm từ. Những từ khóa này mức độ bao trùm đã được hạ xuống nhiều hơn (khối lượng tìm kiếm cũng giảm, còn khoảng ít nhất 2000/1 tháng). Ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ, Basketball hoop,…
    • Từ khóa Long Tail: Là những từ khóa dài khoảng 4 trở lên. Những từ khóa này khá là cụ thể và có thể nói là sát nhất với lĩnh vực bạn chọn. Những từ khóa này thường mang tính cá nhân rất cao nên đem đến tỉ lệ CTR cao.
    Một lời khuyên:
    Đó là bạn nên tập trung nhiều hơn vào những từ khóa long tail. Vâng, nói hoài nói mãi, đó là những từ khóa cạnh tranh thấp và lại đem đến tỷ lệ chuyển đổi cao.
    Nhưng nhược điểm của nó đó là lượng tìm kiếm thấp (dưới 1000, hoặc ít hơn nữa), vì vậy để đảm bảo được lượng truy cập mong muốn thì bạn phải thâu tóm được lượng từ khóa đủ lớn (có thể đến hàng trăm). Vì vậy bạn sẽ phải sản xuất một lượng nội dung lớn vô cùng, khó phải không, chưa kể đến chú gấu Panda của Google nữa nhỉ.
    Nhưng nói như vậy không có nghĩa bạn sẽ thẳng thừng gạch từ khóa long tail khỏi chiến dịch SEO của bạn đâu nhé.
    Kết thúc phần 1, hy vọng giúp các bạn được phần nào cho chiến dịch nghiên cứu từ khóa của các bạn.
    Hẹn gặp lại ở phần 2: Cách sử dụng GKP nhé!
    Bài viết của mình: Nghiên cứu từ khóa 2014
     
  2. nguyendark

    nguyendark Thành viên tích cực

    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    70
    bài viết hay nhưng dài quá mình đọc hơi bị nhức mắt rồi :D

    Nghiên cứu từ khóa sẽ cho ta định hướng được bước đi để SEO.. khi bắt đầu dự án thì mình sẽ nghiên cứu nó trước sau đó mình ưu tiên hơn cho từ khóa dài.. vì nó dễ lên hơn và nó có thể kéo từ khóa ngắn lên top... thêm là từ khóa dài lên rồi nó sẽ cho ta 1 lượng view hợp lý hơn... Việc mới vừa vào lại đánh ngay từ khóa dài khiến việc cạnh tranh của ta ít hơn và dễ làm việc hơn :D
     
    thanhzenhth thích bài này.
  3. thaimeo

    thaimeo Meoomeoo

    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    497
    Đã edit lại cho dễ nhìn bạn nhé! :) Vội quá nên chưa kịp edit
     
  4. ngvanhiep

    ngvanhiep Dự bị

    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    2
    Nghiên cứu từ khóa từ bước đi đầu tiên trong các chiến dịch SEO, xác định chuẩn xác các từ khóa cần SEO sẽ giúp chiến dịch Marketing đem lại hiệu quả cao. Chi phí thấp thì chọn từ khóa dài, chi phí cao thì chọn từ khóa cạnh tranh.
     
  5. cungbaynhe

    cungbaynhe Dự bị

    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Cho mình hỏi thêm vấn đề này với nếu sử dụng google keyword planner check từ khóa thì tỷ lệ tìm kiếm / tháng đó chưa chắc sẽ là khách hàng đến với mình mà đôi khi đó chính là do việc các công ty làm dịch vụ seo hay đơn vị seo , nhân viên công ty tìm kiếm nữa . Vậy có cách nào để tính toán gần chính xác số lượng nhu cầu khách thật không nhỉ ?
     
  6. luumanhbienkinh

    luumanhbienkinh Thành viên

    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    6
    Theo mình có một cách dễ thở hơn nhiều, đó là chạy adwords trong vòng một tuần, xong theo dõi báo cáo để tìm ra những từ khóa mà người dùng tìm nhiều nhất, cái này không phải suy luận mà là thực tế luôn,
     
    nguyendaitin and thaimeo like this.
  7. thaimeo

    thaimeo Meoomeoo

    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    497
    Bài tới mình sẽ trình bày về Google keyword planner, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn :)
     
  8. bangtam

    bangtam Administrator Staff Member

    Bài viết:
    841
    Đã được thích:
    1,274
    Mình trước h cứ tuần tự Google Suggest >> Google Trends--> Ubersuggest--> Google Planner cứ thế mà chiến
     
  9. canhomoinhat

    canhomoinhat Thành viên

    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    49
    Đọc bài viết của bạn không thể không thanks được, trước giờ mình nghiên cứu từ khóa để viết bài SEO cho 1 dự án toàn vào GKP để tìm ý tưởng từ khóa, nhưng có những dự án chưa hề có trên thị trường thì bắt đầu bối rối :D, lúc này mới phang từ khóa theo cảm tính :D
     
    thaimeo thích bài này.
  10. adsformn

    adsformn Dự bị

    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    4
    Trước giờ mình vẫn chỉ dùng 2 thứ để phân tích là Google Suggest và Google Keyword Planner. Tuy nhiên trong quá trình làm seo, khi đã lên trang 1 hoặc trang 2 thì lại thêm một lần nữa dùng Google Webmaster Tools theo dõi và phân tích các chỉ số tương quan giữa Impressions, Clicks, CTR và Position để xác định nên tiếp tục tăng cường seo từ khóa nào và hạn chế từ khóa nào.
     

Chia sẻ trang này