xác thực google maps

4 điều quan trọng cần phải nghiên cứu trước khi tung ra một Website mới

Thảo luận trong 'Thảo luận SEO' bắt đầu bởi thaimeo, 13 Tháng ba 2013.

Lượt xem: 1,405

  1. thaimeo

    thaimeo Meoomeoo

    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    497
    Nếu bạn đang suy nghĩ về việc thiết kế website hoặc xây dựng lại trang web của bạn thì có nhiều vấn đề để xem xét lắm đó.

    Một sự khởi đầu vội vàng hoặc nhiệt tình quá mà thiếu đi những nghiên cứu có chiều sâu để hỗ trợ thì hầu như luôn dẫn đến việc ngân sách tăng, vô tổ chức, và sẽ không thể dẫn đến thành công được.
    [​IMG]

    Những điều sau đây là mấy lời khuyên nhỏ nhỏ nhưng bạn phải xem xét trước khi bạn bắt tay vào làm cái gì gì đó cho trang web hiện tại của bạn.

    1. Mục tiêu là gì và nghiên cứu chúng thôi.
    Với mục tiêu thực tế của trang web đang trong đầu bạn, hãy tự vấn mình vài điều tỉ dụ như này: Có vistor truy cập vào thì sẽ “phục vụ” họ như thế nào và tại sao điều đó lại quan trọng với doanh nghiệp của bạn. Tại sao họ lại truy cập vào website của bạn và tại sao bạn lại muốn họ ở lại với website của bạn?

    Xem xét nhé:

    Mục đích: Một trang web có nhiều trang, mỗi trang lại có một mục đích riêng. Bạn nên nắm rõ đâu là mục đích cho website của bạn, và trang web của bạn phải hoặc là trả lời câu hỏi hoặc là giải quyết được vấn đề mà khách hàng thắc mắc cần doanh nghiệp bạn giúp. Có phải doanh nghiệp của bạn cung cấp một lợi thế cạnh tranh? Vậy thì website của bạn cũng phải có. Đó là biết mục đích của bạn và làm rõ ràng nó ra.

    Nghiên cứu: Trang quan trọng nhất của bạn phải được kết nối với bảng báo cáo tài chính.Việc này có thể cần một chút dũng cảm của bạn,nhưng nếu bạn khởi dựng một mục tiêu mà chả liên kết được với doanh nghiệp của bạn thì bạn cần phải có một mục tiêu mới. Nghiên cứu lại và tìm ra cách để sao cho sự thành công của website ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn và biết được là nó ảnh hưởng như thế nào. Một website thương mại điện tử sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích, từ tính toán tổng doanh thu, lợi nhuận hay chi phí sản xuất. Thêm vào đó, tạo ra các khách hàng tiên phong là điều bạn cần cân nhắc và ghi nhớ. Hãy tính toán cẩn thận và bạn sẽ nhận lại doanh số bán hàng thích đáng.

    2. Nắm bắt được thực trạng của Website.
    Nếu bạn và nhân viên của bạn không thường xuyên “thăm” website để giúp khách hành thì…không ổn rồi. Còn nếu mà đúng thế thật thì nhanh nhanh ngồi lại và phải nghiên cứu trong nội bộ để tìm ra giải pháp cho vấn đề đó.

    [​IMG]

    Hãy nói chuyện người quản lý bán hàng hay dịch vụ khách hàng của công ty để biết được liệu phần nào cua website mà họ hứng thú nhất và họ mong muốn có thêm điều gì từ nó. Nếu họ không truy cập trang web của bạn thường xuyên, đơn giản rằng thương hiệu của công ty bạn đã lỗi thời, và không còn sức ảnh hưởng nữa. Và mối bận tậm của bạn xoay quanh việc liệu website có còn là mối quan tâm, là chủ đề được đề cập trong các cuộc đàm thoại với các khách hàng nữa không?

    3. Khám phá xem điều gì mà trang WEB đã thực hiện tốt
    Toàn bộ trang web của bạn không phải là vấn đề, phải không? Bạn cần một vài nghiên cứu cơ bản để biết những page nào phổ biến nhất, tỉ lệ chuyển đổi cao nhất, tỉ lệ Bounce Rate thấp nhất. Bạn cần có sự chăm sóc đặc biệt cho các URL.

    Đừng cố gắng nhồi nhét thêm cái gì hoặc thay đổi một điều gì khi mà chưa có sự nghiên cứu cẩn thận hay sự kiểm tra kỹ lưỡng để tránh tình trạng “vơ đũa cả nắm”(*) nhé.

    *ý của câu thành ngữ:Nguyên văn ở đây là ”Baby gets thrown out with the bath water” đôi khi là “Throw the baby out with the bath water” có nghĩa là: “Vơ đũa cả nắm”, bác bỏ điều gì đó mà không phân biệt đúng sai. Đành rằng thau nước vừa tắm cho đứa bé xong và cần phải đổ đi nhưng đừng quên rằng trong thau nước hãy còn đứa bé. Vì muốn tống khứ thau nước mà hất luôn cả đứa bé là điều không nên chút nào. Trong cuộc sống, ít có cái gì là hoàn hảo tuyệt đối. Trong cái hay có cái dở, trong cái dở lại lắm cái hay. Quan trọng là phải gạn lọc, tiếp thu cái gì tinh túy.

    Bạn có thể cải thiện tình hình của những page chính, chỉ cần đảm bảo là bạn nghiên cứu chắc chắn chính xác, và hiểu mục đích của những page đó, và đưa chúng ra để tiếp tục phục vụ khách hàng của bạn.

    Đừng quên những đường dẫn inbound đang tồn tại nhé.
    [​IMG]

    Khi nào thì bạn nhận được lượng traffic tốt nhất? Hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng những bản báo cáo xem nguồn giới thiệu hàng đầu cho site của bạn là từ đâu, từ ai và tại sao để đưa ra một bước tiếp theo chuẩn xác.

    Một lần nữa, bạn cần có một sự nghiên cứu chính xác và cẩn thận những liên kết inbound quan trọng. Tìm đến những trang mà những liên kết đó trỏ đến để đọc và hiểu thêm về người viết và người đọc. Đôi khi, một liên kết inbound tốt lại có thể tạo ra một sự khác biệt lớn; và bạn phải làm sao cho những liên kết ấy thật tự nhiên và nhớ chăm sóc cho những liên kết ấy.

    Đôi khi, một bài test trắc nghiệm dạng A/B là một ý tưởng rất hay cho việc nghiên cứu khởi dựng một website đấy. Ví dụ như việc bạn đặt một câu hỏi cho khác hàng: Bạn có thích website của chúng tôi không? A:có và B:không. Câu hỏi này hơi “đi thẳng” quá, vậy tỉ dụ bạn hỏi: Bạn muốn website của chúng tôi phục vụ bạn điều gì? A là…và B là…Những bài test kiểu này cũng có những lợi thế nhất định cho bạn, những bạn phải nắm bắt được những thông tin quan trọng một cách nhanh chóng để đưa vào những bài test kiểu như thế này ngay khi mà bạn còn có thể thay đổi được điều gì đó.

    4. Một vài “bài tập” mà bạn phải làm.
    Nghiên cứu những điều sau trên website của đối thủ cạnh tranh:

    Các thành phần trên trang:

    Hãy tự hỏi bản thân vài câu như sau để xác định được những điều gì đang có trên site của đối phương:

    Đối thủ của bạn đang nhấn mạnh cái gì trên trang chủ của website?

    Các thành phần (Text, Graphics và tương tác) mà họ đang sử dụng?

    Họ trả lời và giải quyết các vấn đề của khách hàng như thế nào?

    Điều gì mà họ chưa làm?

    Có phải bạn đang trong cuộc “chạy nước rút” không?

    Họ có thiếu những công cụ để giúp tương tác với khách hàng?

    Bạn có điều gì hơn với họ trong khoảng thời gian đầu tiên?

    Bạn nhớ là đừng dập khuôn theo họ, nhưng phải hiểu những gì họ đang làm. Hãy cứ coi như đây là một bài tập, và khi làm bài tập này kết quả sẽ cho ra những lợi thế mà bạn chưa có, thậm chí có thể giúp bạn chiến thắng sớm hơn so với đối phương của mình.

    Chiến dịch PPC (Pay – peer – click):

    Nghiên cứu chiến dịch PPC mà đối thủ đang làm. Nếu như đối thủ của bạn đang tiêu tốn hàng đống tiền vào PPC thì bạn nghĩ thế nào? Bạn học hỏi được gì ở điều này?

    Thử nhìn vào những landing page của họ và sử dụng tài khoản Google Adwords để xem cái giá cho mỗi lần nhấp chuột của họ là bao nhiêu. Xem xong rồi thì câu hỏi đặt ra là bạn có sãn sàng cho điều đó? Nếu chưa, thì website của bạn đích thực dùng để tham quan thôi. Bạn thấy khác biệt như thế nào chưa?

    Nghiên cứu này là rất hữu ích vì nó giúp bạn biết nên bỏ bước nào và nên bỏ qua “bài tập” đắt tiền nào. Tất nhiên là mỗi từ khóa nó có giá của nó nhưng cũng nên có những nghiên cứu tỉ mỉ để xem nên bỏ tiền vì những từ khóa như thế nào để đem lại hiệu quả, phải không?
    “Tiếng nói”:

    Liệu bạn biết được các đối thủ của mình đang lựa chọn “tiếng nói” nào đại diện cho họ? Kỹ thuật, sự ấm áp hay là sự điêu luyện? Trong hầu hết mọi trường hợp, “tiếng nói” đó sẽ đại diện cho thương hiệu của bạn. Hãy suy ngẫm về “Flo” hay “Gecko” trong lĩnh vực quảng cáo bảo hiểm. Bạn nên nhớ, bạn không thể đi sao chép “tiếng nói” của các đối thủ cạnh tranh, nhưng hãy dựa vào đó để xác định và chuẩn bị tốt cho những thay đổi sắp tới của bạn. Và “tiếng nói” thương hiệu sẽ được phản ánh trong trang web mới như thế nào? Hãy đi tìm, tạo ra một tiếng nói riêng, và một thương hiệu riêng.

    Và đừng quên chia sẻ nghiên cứu của bạn:

    Với những nghiên cứu quan trọng trước mắt, bạn phải để mắt đến những điều đó và viết ra một danh sách cụ thể hoạch định quá trình khởi dựng website của bạn. Và đừng quên chia sẻ những điều đó với nhóm làm việc với bạn, điều này là rất quan trọng để có được những bước tiến quan trọng trong tương lai. Việc chia sẻ những gì trong đầu bạn sẽ giúp:

    Tăng cường khả năng tập chung của nhóm.

    Tránh phát sinh những điều không mong muốn vượt quá kiểm soát.

     
  2. giadung

    giadung Thành viên

    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    25
    Cái này em cũng được học trong môn phân tích thiết kế hệ thống rồi, nhưng của bác thì thực tế hơn.
     
  3. sms-mungnammoi

    sms-mungnammoi Dự bị

    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    2
    Kể cả thực tế hơn nhưng nhiều khi google có những cách sử lý hết sức kỳ lạ đó là có những thời điểm cho một website nào đó xuống thê thảm.
     

Chia sẻ trang này