xác thực google maps

Để có chiến dịch email marketing thành công

Thảo luận trong 'Tài nguyên Digital Marketing' bắt đầu bởi phuongnb, 12 Tháng sáu 2013.

Lượt xem: 3,705

  1. phuongnb

    phuongnb Dự bị

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Bạn có ba dòng đầu tiên để quyết định người nhận có tiếp tục click vào email của bạn để đọc tiếp hay không. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng những dòng tiêu đề ngắn gọn nhưng cụ thể. Đó cũng là định hướng tốt để mở rộng chủ đề của email.
    Câu mở đầu: Ngắn gọn, dẫn dắt vào thông điệp chính.
    Lời chào: Chú ý viết đúng tên người nhận (Nếu phần mềm gởi email marketing có tính năng cá nhân hóa email)
    Nội dung thư: Viết cụ thể, chi tiết chương trình khuyến mãi hoặc những ưu đãi dành cho khách hàng trong một thời gian cụ thể.
    Người gởi email marketing nên tìm hiểu thật kỹ các cơ chế lọc spam của các nhà cung cấp dịch vụ email (Yahoo, Gmail, Hotmail….) để tiết giảm tối đa các chi tiết được coi là spam của mỗi nhà cung cấp. Thông thường, một email maketing không nên chèn quá 03 hình ảnh và 01 backlink.
    Đăng ký dỡ bỏ khỏi danh sách (Đây là quy định của pháp luật trong mỗi thông điệp email marketing gởi đi).
    Thông tin liên hệ: Viết đầy đủ những thông tin liên hệ của công ty bao gồm địa chỉ giao dịch, số điện thoại, email, website, hotline.
    Trước khi gởi email đi, bạn nên kiểm tra thật kỹ các lỗi chính tả trong toàn bộ nội dung email. Đây là một việc làm nhỏ nhưng không hề thừa vì nội dung email khẳng định sự trân trọng và mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng.
    Khi thực hiện chiến dịch email marketing cần tránh các sai lầm sau:
    1. Hoàn thành mục “Gửi” ngay đầu tiên
    Trên thực tế, tên và địa chỉ của người nhận thư nên là phần thông tin sau cùng bạn đưa vào email. Hãy kiểm tra cẩn thận tất cả các nội dung khác, bao gồm chính tả, ngữ pháp, chấm câu và ngôn ngữ. Bạn đã nói rõ những gì cần nói? Giọng điệu email của bạn ra sao? Bạn đã đính kèm tài liệu muốn gửi đi? Nếu bạn gõ tên và địa chỉ người nhận đầu tiên, một sơ sót có thể nào đó khiến lá thư được gửi đi khi mà nó chưa hoàn thành. Bạn sẽ không bao giờ có thể lấy lại nó.
    2. Mong đợi những phản hồi ngay lập tức
    Không phải tất cả mọi người đều ngồi trước máy tính với chương trình email được bật. Vẻ đẹp của giao tiếp Internet nằm ở sự thuận tiện của nó. Nó không phải là một sự ngắt quãng công việc của mọi người. Họ có thể kiểm tra email vào thời điểm nào thuận tiện nhất với họ chứ không phải với bạn. Nếu giao tiếp thực sự quan trọng đến
    mức bạn cần câu trả lời ngay, hãy sử sụng điện thoại.
    3. Bỏ qua chữ ký của bạn
    Bạn hãy luôn kết thúc email với tên của mình, thậm chí nó đã được đặt ở đầu thư. Bạn cũng cần bổ sung các thông tin liên lạc chẳng hạn như số điện thoại, fax và địa chỉ cơ quan. Người nhận có thể muốn gọi điện cho bạn hay gửi cho bạn những tài liệu mà không thể được gửi qua email. Việc xây dựng mẫu chữ ký chính thức với tất cả các dữ liệu liên quan là cách thức chuyên nghiệp nhất để email của bạn được hoàn hảo hơn.
    4. Nghĩ rằng sẽ không ai khác đọc được email của bạn ngoài người gửi
    Một khi bạn rời hòm thư của mình, bạn sẽ không thể biết được email của mình kết thúc ở đâu. Đừng sử dụng internet để gửi đi tất cả mọi thứ mà bạn không thể kiểm soát được nó. Hãy sử dụng những công cụ khác để truyền tải các thông tin cá nhân hay những thông tin nhạy cảm.
    5. Chuyển tiếp email mà chưa có sự đồng ý
    Hầu hết mọi người đều làm điều này. Bạn có thể tự hỏi nếu thư được gửi đến mình và chỉ duy nhất mình, tại sao mình phải chịu trách nhiệm khi chuyển tiếp nó cho người khác? Rất thường xuyên các thông tin bảo mật bị lan truyền rộng rãi vì một ai đó thiếu sự nghiêm túc. Trừ khi bạn được đề nghị hay bạn yêu cầu sự cho phép, đừng chuyển tiếp bất cứ nội dung nào được gửi tới cho bạn.
    6. Viết một cuốn tiểu thuyết lớn
    E-mail cần ngắn gọn. Hãy giữ cho nội dung của bạn được cô đọng. Hãy sử dụng một vài đoạn văn và một vài câu trong mỗi đoạn. Mọi người sẽ đọc lướt các email, vì vậy những nội dung dài dòng rất lãng phí. Nếu bạn thấy cần phải truyền tải những thông điệp dài, hãy gọi điện thoại trò chuyện hay hẹn một cuộc gặp.
    7. Quên kiểm tra lại chính tả và ngữ pháp
    Vào những ngày đầu khi email mới ra đời, một vài người đã ghi chú rằng dạng giao tiếp này không đảm bảo chuẩn xác về mặt chính tả và ngữ pháp. Điều này là hoàn toàn sai. Chính tả và ngữ pháp là sự đại diện cho bạn. Nếu bạn không kiểm tra lại để chắc chắn email được soạn thảo chính xác nhất, mọi người sẽ đặt câu hỏi về trình độ và sự nghiêm túc của bạn.
    8. Không quan tâm tới từ ngữ
    Khi bạn giao tiếp mặt đối mặt với một ai đó, 93% thông điệp của bạn là không thành lời. Email không có ngôn ngữ cơ thể. Người đọc không thể thấy được khuôn mặt bạn hay nghe giọng điệu lời nói. Vì vậy, bạn cần lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận và chuẩn xác. Bạn nên đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ xem từ ngữ của bạn có tác động tới họ ra sao.
    9. Không cá nhân hoá email của bạn tới người nhận
    Email là không chính thức nhưng nó vẫn cần những lời chào theo đúng quy tắc viết thư. Hãy bắt đầu với “Thân gửi ….”, “Xin chào ….” Hay chỉ “Anh/chị…”. Thất bại trong việc đưa tên người nhận vào thư có thể khiến bạn và email của bạn trở nên lạnh lẽo.
    10. Lời mở đầu thư không có ý nghĩa
    Tiêu đề thư nên đi thẳng vào nội dung thông điệp, chứ không phải là ““Hi” hay “Xin chào”. Người nhận sẽ quyết định thứ tự mình sẽ đọc email căn cứ vào ai là người gửi và nội dung email là gì. Email của bạn sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
    11. Tiêu đề thư không tương thích
    Ví dụ, nếu bạn đang viết thư cho hãng xuất bản web, tiêu đề thư của bạn có thể là “Nội dung trang web”. Tuy nhiên, khi trang web của bạn phát triển và bạn gửi thêm các thông tin, các tiêu đề cũng cần được thay đổi, chẳng hạn như “thông tin liên lạc”, “hình ảnh” hay “trang chủ”.
    Đừng luôn ấn vào nút “reply” trong mọi thời điểm. Việc thay đổi tiêu đề thư sẽ cho phép người nhận biết được nội dung cụ thể trong thư mà không cần phải kiểm tra lại họ đã gửi những gì trước đó.
    12. Bỏ sót tiêu đề thư
    Nhiều khi chúng ta thường không nhận ra được tầm quan trọng của tiêu đề thư. Một lá thư được gửi đi mà thiếu tiêu đề sẽ không có bất cứ ý nghĩa nào cả mà thậm chí khiến người nhận thấy khó chịu. Khi từng cá nhân sẽ nhận được rất nhiều email, thì tiêu đề thư là yếu tố quan trọng nếu bạn muốn email của mình nhanh chóng được đọc. Tiêu đề thư trở thành một chìa khoá quyết định email có được mở ra đọc hay không.
     
    manhcuongueh and leejuanvn like this.
  2. zjnzjn

    zjnzjn Dự bị

    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    bác có casestudy thực tế về chiến dịch email marketing ko ạ?
     
  3. leejuanvn

    leejuanvn Thành viên

    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    7
    Bác chủ top có phần mềm gửi mail miễn phí nào ? Giới thiệu cho em một cái. Mấy hôm nay loai hoay một số phần mềm gửi mail nhưng không thành công vì tỉ lệ inbox rất thấp.
     
  4. doccoseo

    doccoseo Thành viên nhiệt tình

    Bài viết:
    679
    Đã được thích:
    260
    Bài viết quá dài và lan man!bạn tóm tắt lại cho dễ hiểu được không!
     
  5. manhcuongueh

    manhcuongueh Thành viên

    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    17
    Mình đang gởi Email marketing, các kiến thức cũng khá hữu ích nhưng mình đang rất quan tâm với khả năng vào Inbox, ai có kinh nghiệm không?
     

Chia sẻ trang này