xác thực google maps

Dữ liệu có cấu trúc và mối liên hệ Author Rank trong SEO

Thảo luận trong 'Thảo luận SEO' bắt đầu bởi isolation, 21 Tháng sáu 2013.

Lượt xem: 3,523

  1. isolation

    isolation Dự bị

    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    7
    Bài viết này mình sẽ trình bày về Dữ liệu có cấu trúc (Structured Data), xây dựng content và tầm quan trọng của Authorship mạng xã hội (cụ thể là G+) đối với việc hiển thị kết quả tìm kiếm trên các Search Engine
    Cũng nói luôn là bài viết hơi dài nên các bác từ từ đọc cũng được, mình viết ra xong cũng hoa mắt o_O Cơ mà cứ đọc tham khảo, không thừa đâu ^^
    1. Nội dung và dữ liệu có cấu trúc (Structured Data)
    Dữ liệu có cấu trúc là dữ liệu định dạng kết cấu cho một nội dung, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các công cụ tìm kiếm tìm ra mối liên hệ để sắp xếp chúng trên các kết quả hiển thị. Bao gồm: Nội dung và Rich Snippets.
    Trước khi bạn định dạng dữ liệu bài viết và tìm cách index chúng trên kết quả tìm kiếm của các Search Engine, thì điều quan trọng nhất trước mắt là bạn phải tạo ra nội dung mà trong đó có sẽ định sự liên quan, có mục tiêu đối tượng hướng đến, nội dung hấp dẫn và được sắp xếp sao cho có những điểm chung. Sau đó bạn tìm cách để chia sẻ nội dung đó đối với mọi người. Công việc còn lại là của các bộ máy tìm kiếm, chúng sẽ tự động tìm đến và phân tích dữ liệu có cấu trúc đã được bạn định nghĩa để sắp xếp hợp lý trong kết quả tìm kiếm
    Dữ liệu có cấu trúc sẽ làm cho nội dung của các bạn được chuyển đổi, phân loại một cách chuyên môn hóa và sâu sắc hơn. Chỉ cần các bạn để ý một chút, Google Panda cũng là một biểu hiện cho sự quan tâm của Google đối với nội dung hữu ích, unique. Các bạn có thể kiểm tra 1 trang bất kỳ để tìm hiểu về cấu trúc trang của chúng ở Google Webmaster Tools (xem các bạn đã định dạng về Author, hình ảnh, sản phẩm, đánh giá v.v.. hay chưa). Nếu các bạn thể hiện sự quan tâm, chăm chút đối với nội dung của mình thì Google sẽ cũng “quan tâm” đến nội dung của bạn trên kết quả hiển thị.:)
    http://www.google.com.vn/webmasters/tools/richsnippets
    Nói đến đây các bạn cũng có thể hiểu rằng, việc định nghĩa cấu trúc dữ liệu trong nội dung (Content) sẽ có vai trò:
    • Giúp các công cụ tìm kiếm “hiểu” rằng nội dung của bạn đang nói về cái gì
    • Cho phép người dùng thấy được giá trị (mà chính xác hơn là 1 phần giá trị khách quan) về Website của bạn đang nói về điều gì đó, ngay trên kết quả hiển thị tìm kiếm.
    Các bạn đừng nhầm lẫn giữa “Dữ liệu có cấu trúc” và “Rich Snippets”. Thực ra, dữ liệu có cấu trúc nó bao gồm cả Rich Snippets Schema, ContentAuthorship.
    Hiện tại đã có nhiều bài viết nói về bài viết nói về Rich Snippets nên mình cũng không nói thêm ở đây. Các bạn mới tìm hiểu có thể xem thêm hướng dẫn cách sử dụng Rich Snippets. Rich snippets có vai trò:
    • Cung cấp cho người dùng những thông tin trực quan và chính xác trên kết quả tìm kiếm.
    • Tạo sự nổi bật và khác biệt so với các đối thủ không sử dụng và tối ưu Rich Snippets.
    [​IMG]
    Dữ liệu có cấu trúc nó bao gồm cả Rich Snippets Schema, Content và Authorship

    2. Authorship (Quyền tác giả)

    Authorship là một khái niệm quan trọng mà nhiều người bỏ qua hoặc ít chú ý đến nó. Theo lời dẫn của cựu CEO Google - Eric Schmidt thì nếu như một thông tin hiển thị trên tìm kiếm có gắn liền với một tác giả bất kỳ (thẻ rel=”author”) đã được xác thực thì chắc chắn nó sẽ có lợi thế nhất định để vượt lên trên so với các kết quả khác với thông tin vô danh, không được xác thực hoặc không phù hợp trong việc xác thực Authorship
    Việc quảng bá nội dung vô cùng quan trọng, nó là chất keo để gắn kết các mối quan hệ trên mạng thông tin xã hội. Càng ngày thì công cụ tìm kiếm và mạng xã hội càng có liên quan với nhau mạnh mẽ hơn. (Biểu hiện mới nhất là Facebook vừa cho ra đời thẻ tìm kiếm #Hashtag ;) ).
    Tương lai ngoài việc các SEOer làm SEO trên web, trên diễn đàn thì cũng sẽ phải chú trọng đặc biệt SEO SOCIAL, xây dựng uy tín và thương hiệu cho chính mình.
    Khi tìm kiếm một thương hiệu nào đó trên Google nào đó, đặc biệt trong năm 2013 hiện tại thì khả năng xuất hiện Authorship bên cạnh kết quả tìm kiếm là khá cao. Ước tính có khoảng 1/5 thương hiệu hiện nay xuất hiện Authorship bên cạnh kết quả hiển thị của họ.
    [​IMG]
    Hiển thị Authorship *********** Trí Tuệ Việt trên kết quả tìm kiếm:rolleyes:

    Authorship Google Plus là tín hiệu mạng xã hội rất quan trọng đối với xu thế phát triển tìm kiếm trong tương lai, việc tìm kiếm không chỉ đơn thuần là tìm kiếm 1 website nào đó mà nó còn có ý nghĩa rằng bạn sẽ tìm được những câu trả lời trung thực cho mối quan tâm, sự khám phá hay một thương hiệu tác giả nào đó v.v...
    Xây dựng Authorship như thế nào? Việc xây dựng quyền tác giả và chuẩn bị cho chiến lược xây dựng Author Rank (thương hiệu tác giả) gồm những vấn đề sau:
    • Đảm bảo nội dung của bạn phải được liên kết với Profile G+ của bạn, content unique (độc đáo, độc nhất). Nội dung và tiểu sử G+ phải được xác minh đúng cách (xem lại công cụ Google Webmaster Tool ở phần 1)
    • Xây dựng một Profile G+ được nhiều người đặt vòng (vòng kết nối, tránh hiểu nhầm các loại vòng khác :cool: ). Và những người được kết nối với bạn cũng nên có nội dung cùng chủ để, có liên quan với bạn thì càng tốt. Ví dụ như SEO thì nên tăng cường kết nối với người làm SEO
    • Tiếp tục xây dựng nội dung, bài viết ở trên mạng xã hội, website, diễn đàn có cùng lĩnh vực
    • Xây dựng thương hiệu cá nhân, chia sẻ bài viết qua các cuộc hội thảo trên mạng, Hangouts Google+, Youtube, mọi thứ có bà con với Google, trên mạng xã hội lớn khác v.v...
    3. Author Rank (Thứ hạng tác giả)
    Author Rank là gì?
    Author Rank là một khái niệm mới mẻ trong nghành SEO chúng ta. Nó được xuất hiện khi các chuyên gia đưa ra dự đoán về tiềm năng ảnh hưởng của tác giả, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp trong SEO Google. Như một thước đo đánh giá về sự uy tín của tác giả. Xét một cách nào đó có thể hiểu nôm na giống như trang web thì có Page Rank, tác giả thì phải có Author Rank vậy. Một tác giả uy tín sẽ khẳng định được một nội dung đáng chú ý cho Google.
    Điều quan trọng là phải phân biệt được sự khác nhau và mối liên quan giữa Authorship và Author Rank. Việc tạo ra Authorship tức là: gắn liền Profile G+ với Content của bạn ở mọi nơi, thông qua Rich Snippets Authorship nhằm mục đích nâng cao lợi thế trong kết quả SEO, tăng cường mối quan hệ với cộng đồng trên mạng xã hội.
    [​IMG]
    Author Rank hoạt động như thế nào?
    Với việc thương hiệu tác giả của bạn xuất hiện nhiều nơi, Google sẽ bắt đầu phân loại và sắp xếp và "chấm điểm" bạn vào một lĩnh vực nào đó. Khi bạn hoạt động liên tục, thường xuyên, cho ra lò nhiều bài viết về nội dung chất lượng trong lĩnh vực mà bạn chọn (chẳng hạn như chuyên nói về SEO hay Internet Marketing, Affiliate Marketing v.v...).
    Điểm xếp hạng uy tín Author Rank này bạn nhận được ở đâu? Câu trả lời là thông qua nội dung của bạn hữu ích, được cộng đồng chia sẻ lại nhiều, nhận được nhiều like, comment phản hồi... Và sẽ rất tốt khi bài viết của bạn được chia sẻ ở những nơi có cùng chủ đề và uy tín (Viết về SEO thì nên đăng ở idichvuseo, nhắc về các ************ thì nói về Trí Tuệ Việt chẳng hạn. hehe :p )
    Kết luận
    Khái niệm Author Rank cũng đặt ra một số câu hỏi liên quan tới nó mà nhiều người đang thảo luận. Làm thế nào để đo lường được giá trị của nó? Làm sao biết chắc là Google sẽ tính điểm?
    Kể từ khi author xuất hiện trên kết quả tìm kiếm thì chúng ta chỉ biết được rằng Google đang sử dụng nó để đánh giá độ tin cậy cho nội dung và nó đóng vai trò quan trọng nhất định với SEO. Mọi người nhận ra rằng nên xây dựng Author Rank cho riêng mình để chuẩn bị cho tương lai. Biết đâu sẽ có một thước đo chuẩn cho Author Rank?
    Nội dung vẫn luôn là hàng đầu. Tất cả những yếu tố Authorship, Author Rank, Rich Snippets... đều đóng một vai trò chung: xác định và phân loại giá trị nội dung. Chúng ta nên tạo nội dung uy tín và phải hướng tới người dùng, đừng chăm chăm hướng tới Google.
    Bài viết có sự tham khảo từ searchenginewatch.com
     
    hungvu89 thích bài này.
  2. dothuong

    dothuong Thành viên

    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    7
    Mặc dù đọc còn khá là mơ màng và khó hiều nhưng cũng có một định hướng nào đây rồi, trong google webmaster tool mình có thấy phần Dữ liệu có cấu trúc mà chưa dám động vào, ai có bài viết hướng dẫn không ạ???
     
  3. isolation

    isolation Dự bị

    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    7
    Uầy, chết thật. Chỗ nào khó hiểu bác góp ý lần sau em viết nữa;)
    Muốn hiểu bài này thì bác nên nghiên cứu thêm về Rich Snippets, Microdata, Schema.org...
    Google Webmaster Tool có công cụ kiểm tra mà em đã để link ở trên đó, bác sử dụng thử check xem thì sẽ biết. Có ảnh hưởng gì đâu mà không dám thử nhỉ :D Bác cứ chọn một trang bất kỳ, chẳng hạng trang nguồn bài viết của em để soi vào thì sẽ thấy em làm Rich Snippets cho nó bao gồm những gì. 1 trang được định nghĩa càng chi tiết thì sẽ càng có lợi.
     

Chia sẻ trang này