Trong khi SEO và nhất là Off-page SEO, chúng ta vẫn thường được cảnh báo với nofollow, external nofollow hay đại loại, vậy, nofollow là gì và webmaster cần chú ý gì đến nofollow trong khi xây dựng liên kết. Google nói về rel=”nofollow” Nofollow, External Nofollow, Thẻ Nofollow Nofollow hay External nofollow (không theo) là một trong các thuộc tính trong thẻ a href (xác định bằng rel=”..”). Theo google, bằng việc đặt rel nofollow trong đường dẫn, webmaster nói cho các spider biết rằng đây là một liên kết không đáng tin cậy và xin đừng đặt độ tin cậy lên nó và dĩ nhiên, sẽ không có pagerank (hay tính backlink) cho các đường dẫn với rel nofollow. Về cơ bản thì nofollow và external nofollow cũng giống nhau nhưng External nofollow để nhắc google phân biệt giữa các link cùng trang với các link không thuộc trang đó. Follow và dofollow Follow và Dofollow là các tùy chỉnh ngược lại với nofollow, nó đồng nghĩa với việc cho phép spider đặt độ tin cậy và cho điểm liên kết Cách phân biệt các site nofollow với liên kết Các webmaster có thể chuột phải vào trang cần xem, chọn view source để xem có thẻ nofollow trong link hay trong meta tag hay không: <meta name=”robots” content=”nofollow” /> (Meta tag nofollow) <a href=”SEO..” rel=”nofollow”> (Nofollow ở đường dẫn) Hoặc sử dụng công cụ kiểm tra follow, dofollow Công cụ kiểm tra follow, dofollow Trong khi thực hiện việc xây dựng liên kết, cày backlink thì hầu như ai cũng có một câu hỏi là trang mình chuẩn bị đặt backlink có follow nó hay không. Thường là trong các forum hay các blog chấp nhận comment có link. SEOer vẫn thường phải “Viewsource” và kiểm tra từng link 1. Với công cụ kiểm tra tôi sắp giới thiệu dưới đây thì việc kiểm tra follow và nofollow dễ dàng hơn rất nhiều (mà lại nhanh nữa chứ!). NoDoFollow – một tiện ích cho firefox Đây là một add-on của firefox, các bạn có thể cài đặt tại đây. Về cách làm việc, sau khi cài đặt, bạn chỉ việc chuột phải vào trang webs, chọn NoDoFollow, các đường dẫn sẽ được tô nổi lên với 2 màu là xanh và đỏ. Màu đỏ thể hiện đường dẫn nofollow và màu xanh thể hiện đường dẫn Dofollow. Là Webmaster, tôi nên để nofollow hay dofollow Nếu là liên kết link, hãy công bằng và để follow (hay dofollow), đối với các comment và bài viết mà không qua kiểm soát của bạn, cách tốt nhất là nofollow all vì bạn khổng thể kiểm soát hết được các liên kết do người dùng tạo, có thể là những website cạnh tranh và nếu để dofollow all thì website của bạn rất có thể thành bãi chiến trường cho những SEOer cày backlink ! Thêm nữa, nên nofollow với các link trang đăng kí, đăng nhập hay các trang mà bạn cảm thấy không có giá trị tìm kiếm! Lời khuyên đối với các SEO Trước khi khai thác liên kết tại những trang mà bạn cho là tiềm năng, nên cẩn thận với nofollow, đừng để công dã tràng và cũng đừng tưởng bở với những nguồn cày backlink ngon hơn cả cút nướng !
Hãy đặt 1 backlink với lời giới thiệu thật hấp dẫn, cái ta cần chính là traffic từ người dùng chứ không phải chỉ để GG đọc. 1 backlink dofollow nhưng ko có ai click và 1 backlink nofollow (chữ ký) nhưng lại có 10 lượt click thì theo bạn cái nào hiệu quả hơn. Bài học rút ra là nếu muốn làm thương hiệu tốt, traffic nhiều thì hãy quan tâm hơn đến thị hiếu người dùng!
Cái gì cũng có 2 mặt của nó, nên tùy vào từng chiến lược seo của từng người người ta sẽ chọn backlink hay lượt truy cập từ link đã đặt. Tuy nhiên đã có rất nhiều chủ đề đưa ra và cá nhân mình cũng nhận định có cả 2 thì site bạn sẽ tốt.
noffolow có tác dụng chứ bạn , nó cân bằng giữa no và do , giúp chúng ta chánh được nghi ngờ của google rằng ta spam , qua đó người dùng cũng biết tới ta mà
Dù là nofollow hay dofollow đều có tác dụng SEO hết. Cái cần là bạn nên chia 2 loại backlink này theo tỉ lệ thích hợp đế đạt hiệu quả tốt nhất.