xác thực google maps

On-page SEO - Tối ưu hóa trên trang (P1)

Thảo luận trong 'Kiến thức Onpages' bắt đầu bởi iswebviet, 5 Tháng tám 2012.

Lượt xem: 13,538

  1. iswebviet

    iswebviet Thành viên

    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    96
    Chào các anh em SEOer! Mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm và kiến thức trong phần on-page. Mong được chi giáo từ các SEOer Pro và hi vọng sẽ giúp đỡ anh em Newbie trong quá trình on-page website. Bài chia sẻ được chia làm 3 phần.

    Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) viết tắt của từ Search Engine Optimization là quá trình nâng cao thứ hạng của toàn website hoặc một trang của website trên công cụ tìm kiếm và nằm trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. SEO thông thường được chia làm 2 phần chính là tối ưu hóa On-page bao gồncác động tối ưu trên trang website mình như nội dung, code… và tối ưu hóa Off-page. Bao gồm các hoạt động bên ngoài trang web của mình.Tuy nhiên chiến lược hiệu quả nhất trong năm 2012 đặt biệt là chiến lượt SEO với phiên bản Panda 3.8 (cập nhật 2/08/2012) vừa qua đòi hỏi một cách tiếp cận thích hợp trang web của mình với việc thúc đẩy Off-page trong chính các kênh truyền thông xã hội. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn hiểu thêm về phương thức “truyền thông xã hội” trong bài tới.
    Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về tối ưu hóa Off-page trong bài tới để thích ứng với sự thay đổi thuật toán Panda 3.8 của Google.
    Cuối cùng, On-page SEO vẫn còn rất quan trọng để tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm trong năm 2012 và thuật toán Panda 3.8 của google.
    Sau đây là các bước thực hiện onpage.
    1. Điều đầu khi các bạn bắt đầu On-page hay Off-page là các bạn phải nhắc đến việc nghiên cứu, lựa chọn và thử nghiệm các từ khóa mà bạn muốn SEO.

    2. Tối ưu hóa thẻ Title
    [​IMG]
    Mô tả hiển thị title trong kết quả tìm kiếm với từ khóa "Thiết kế website"
    Title chính là phần màu xanh dương hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Thẻ title dài khoảng 50-70 ký tự tổng quát nội dung website.
    Cấu trúc thẻ title:
    HTML:
    <title>Nội dung tiêu đề website</title>
    - Thẻ title là thẻ đầu tiên robots cả các SE quét đến nên cố gắng chứa từ khóa cần làm SEO.
    - Không để để trùng lặp các từ khóa trong thẻ title không nên trùng lặp, nhồi nhét từ khóa vào thẻ title.
    - Các trang khác nhau thì title phải khác nhau.

    3. Tối ưu hóa thẻ meta( Description, keyword)
    * Meta Description

    [​IMG]
    Mô tả hiển thị thẻ Description trong kết quả tìm kiếm với từ khóa "thiet ke website"
    Cú pháp của thẻ meta description:
    HTML:
    <meta name=”description” content=”Nội dung thẻ description” />
    - Thẻ meta description đóng vai trò như một lời giới thiệu với người dung nội dung tóm tắt về nội dung của trang web này. Các SE thường khống chế thẻ này khoảng 155 ký tự.
    - Không nên nhồi nhét các từ khóa vào thẻ meta description mà hãy khéo léo đưa từ khóa của mình vào trong thẻ.
    - Các thẻ
    * Thẻ Meta Keyword
    Meta keyword
    từ tháng 9 năm 2009 đã không còn yếu tố xếp hạng trong SEO.đã qua rồi cái thời nhồi nhét keyword trong thẻ. Nhưng trong top 3 công cụ tìm kiếm bao gồm Google, Yahoo, Bing thì Yahoo vẫn index thẻ Meta Keyword. Nếu như các bạn không mấy bận tâm đến Yahoo Search thì các bạn có thể bỏ qua thẻ này.
    Cú pháp của thẻ Meta KeyWord:
    HTML:
    <meta name=”description” content=”Nội dung thẻ meta keyword” />
    - Nội cung thẻ Meta Keyword chỉ nên sử dụng 8-10 từ khóa cho mỗi trang.
    - Các từ khóa cách nhau bởi dấu phảy.

    4. Tối ưu hóa ALT tag
    ALT
    là một tuộc tính nằm trong thẻ IMG. ALT có nghĩa là Altenative Information - thông tin thay thế cho người dùng không hiển thị được hoặc chọn ẩn hình ảnh trong trình duyệt, là một thuộc tính quan trọng của thẻ IMG. Hay nói cách khác. nội dung của nó sẽ hiển thị trên trình duyệt khi trình duyệt không thể trình bày được một hình ảnh vì lý do nào đó.Các SE xem nội dung của thẻ ALT như là anchor text trong trường hợp hình ảnh là một liên kết.
    Cấu trúc của thẻ IMG:
    HTML:
    <img src=”Đường dẫn ảnh” alt=”Nội dung liên quan đến hình ảnh, bài viết” width=”x” height=”y” />
    - Nội dung ALT phải mô tả hình ảnh thực sự.
    - Không nên lạm dùng mà hãy khéo léo chèn từ khóa trong nội dung của ALT

    5. Tối ưu hóa Heading Tag
    Các thẻ H1, h2, h3 là yếu tố rất quan trọng trong SEO on-page mà bạn có thể sử dụng để có được SERPs tốt hơn. Vẫn còn có nhiều tranh chấp trong cộng đồng SEO làm thế nào để sử dụng các thẻ này một cách tốt nhất.
    Một số quan điểm của các SEOer là:
    - Sử dụng cùng 1 từ khóa mục tiêu trong các thẻ này làm cho toàn bộ trang tập trung vào 1 từ khóa mục tiêu duy nhất
    => Nhồi nhét từ khóa và google sẽ đánh giá bạn đang SPAM từ khóa.
    - Thẻ H1 không chưa từ khóa hoặc bỏ qua. Các SEOer đưa ra quan điểm này bở họ cho rằng thẻ H1 đã bị lạm dụng trong việc tối ưu hóa tìm kiếm nên thuật toán của cộng cụ tìm kiếm không coi đây là tầm quan trọng như trước nữa. Điều này cũng giống như việc họ bỏ qua thẻ Meta Keyword.
    - Sử dụng từ khóa mục tiêu trong thẻ H1 và sử dụng từ khóa khác trong các thẻ H2, H3…
    => Điều này cũng được các SE xem xét như việc bạn đang spam từ khóa của bạn và dẫn đến việc không hiệu quả trong chiến dịch SEO của các bạn
    - Một số SEOer không quan tâm đến việc tối ưu hóa các thẻ Heading bởi suy nghĩ rằng nó đã lỗi thời và chỉ tập chung vào việc xây dựng các liên kết.
    Quan điểm của IWEB sử dụng tối ưu tất cả các Hearding theo các quy tắc được thiết lập bởi Google và các SE khác.
    Làm thế nào để sử dụng hiệu quả thẻ Heading?

    - Thẻ H1 là duy nhất.
    - Hãy khéo léo chèn từ khóa mục tiêu của bạn vào trong thẻ H1 và cố gắng đặt thẻ H1 gần thẻ Body nhất.
    - Cố gắng giữ từ khóa ở vị trí đầu tiên.
    - Sử dụng thẻ H2 để phá vỡ các chủ đề chính trong nội dung trang.
    - Sử dụng thẻ H3 một cách tự nhiên. Không nhất thiết phải chú trọng để nhồi nhét từ khóa vào thẻ H3 mà hãy sử dụng chúng với dòng chảy tự nhiên trong nội dung website.
    - Hạn chế sử dụng thẻ H4, H5, H6 các thẻ này không mang lại quá nhiều tầm quan trọng. Vì vậy sử dụng không đúng cách có thể làm loãng từ khóa mục tiêu trên trang.
    Ví dụ: IWEB có 1 trang chia sẻ về cách sử dụng thẻ Heading.
    H1: Cách sử dụng thẻ Heading
    H2: Làm thể nào để sử dụng thẻ Heading? (Tạo ra sự phá vỡ chủ đề chính. )
    H3, H4, H5 để tự nhiên

    6. Tối ưu hóa cấu trúc URL( Đường dẫn )
    [​IMG]
    Mô tả hiển thị URL khi tìm kiếm với từ khóa "Các dự án đã thiết kế"
    Qua hình ảnh mô tả về hiển thị kết quả tìm kiếm ở trên chắc các bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của cấu trúc URL (Đường dẫn) của website đối với việc tối ưu hóa On-page.
    Nếu cấu trúc URL (Đường dẫn ) của bạn có dạng như domain.com/index.php?module=news&id=1 hay đại loại như thế thì bạn nên xem xét lại việc tối ưu lại cấu trúc URL thân thiện với các SE theo dạng domain.com/toi-uu-hoa-on-page.html. Về kỹ thuật Tối ưu hóa cấu trúc URL (Đường dẫn) mình sẽ chia sẻ trong những bài viết sau hoặc bạn có thể lên Internet tìm các bài viết về tối ưu hóa cấu trúc URL (Đường dẫn).
    Một số lưu ý khi tối ưu hóa cấu trúc URL (Đường dẫn).
    * Cấu trúc URL (Đường dẫn) càng ngắn càng tốt.
    - URL (Đường dẫn) càng ngắn càng hiệu quả hơn với các SE và thân thiện với người sử dụng. Nếu cấu trúc URL (Đường dẫn dài) thì các từ khóa trọng tâm có trong URL (Đường dẫn) càng bị loãng nghĩa là từ khóa mục tiêu sẽ bị lẫn với các từ khóa khác.
    HTML:
    www.domain.com/danh -muc-cha/danh-muc-con/thiet-ke-website.html <= Không nên
    www.domain.com/thiet-ke-website.html <= Nên
    * Cấu trúc URL (Đường dẫn) mô tả nội dung trang.
    - Không nên nhồi nhét từ khóa vào cấu trúc URL (Đường dẫn) mà hãy mô tả nội dung của trang. Một khách hàng tiềm năng có thể thấy URL (Đường dẫn) của bạn trong kết quả tìm kiếm hay trên thanh địa chỉ của họ và họ có thể đoán được nội dung thông tin của trang mà họ đang truy cập.
    * Sử dụng chữ thường trong cấu trúc URL(Đường dẫn).
    - Cấu trúc URL có thể là chữ viết hoa hoặc chữ viết thường hoặc cả chữ viết hoa và chữ viết thường. Việc sử dụng chữ viết hoa hay chữ viết hoa và chữ viết thường trong cấu trúc URL (Đường dẫn) có thể sẽ làm cấu trúc URL (Đường dẫn) của bạn trở nên phức tạp hơn. Bạn cũng có thể mất đi lượng truy cập khi khách hàng quên URL (Đường dẫn) bạn khi họ nhớ URL (Đường dẫn) của bạn nhưng không nhớ đâu là chữ hoa đâu là chữ thường. Nguyên tắc hàng đầu là chuyển toàn bộ cấu trúc URL (Đường dẫn) thành chữ thường hết.
    * Cấu trúc URL (Đường dẫn) không dấu.
    - Khi cấu trúc URL (Đường dẫn) của bạn có chứ tiếng việt trong URL (Đường dẫn) của bạn nên chuyển về tiếng việt không dấu. Khi các SE update theo link của bạn sẽ là có dấu nhưng khi được hiển thị trên trình duyệt, trình duyệt sẽ mã hóa cấu trúc của URL (Đường dẫn). Như vậy các bạn sẽ có đường dẫn khác nhau dẫn việc website của bạn bị các SE đánh giá duplicate nội dung.
    * Sử dụng dấu gạch ngang (-)
    - Không có một quy tắc nào bắt buộc trong cấu trúc URL phải dử dụng dấu gạch ngang (-) nhưng sử dụng dấu gạch ngang thay cho dấu gạch dưới (_) làm cho URL (Đường dẫn) của bạn trở nên thân thiện hơn với người dùng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dấu + để phân tách các từ trong cấu trúc URL.
    - Tránh các trường hợp sử dụng khoảng trắng và dấu &.
    * Lựa chọn phần mở rộng.
    - Phổ biến nhất của phần mở rộng là .html, .php, .aspx. Matt Cutts đã đưa ra câu nói rằng các SE có thể tìm kiếm nội dung trên tất cả các trang và nó không quan trọng vào phần mở rộng của bạn là gì. Tuy nhiên ông cũng khuyến cao rằng không nên sử dụng các đuôi mở rộng .exe, .dll…

    Nghi rõ Nguồn: IWEB.NET.VN khi chia sẻ bài viết này​

    Còn tiếp.

    Trong Phần 2 của On-Page SEO - Tối ưu hóa trên trang mình xin chia sẻ với các bạn các phần kiên thức sau:
    - Tối ưu hóa liên kết trong trang (Internal linking strategy).
    - Tối ưu hóa nội dung (Content).
    - Mật độ từ khóa trong trang (Keyword density).
    - Site Map & robots.
     
  2. nhaxuongbinhthuan

    nhaxuongbinhthuan Dự bị

    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    câu chuyện muôn thuở, content là vua, backlink là hoàng hậu, nhưng mình vẫn thiên về hướng backlink hơn. dù sao cũng cảm ơn bạn rất nhiều. Đang đón chờ phần tiếp theo :hi:
     
  3. iswebviet

    iswebviet Thành viên

    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    96
    Thiên hướng BL nhiều hơn bởi vì nó thực hiện đơn giản hơn! Nhiều khi biết content là vua nhưng mọi người thường hay ngại khi động đến nó. Nếu như cố gắng onpage tốt thì việc SEO sau này nhàn hơn rất nhiều và khi lên vị trí kiên cố hơn :)
     
  4. nkonline

    nkonline Thành viên

    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    13
    Tốt nhất là đầu tư cả cả on và off cho lành ^^
     
  5. xinhzzz

    xinhzzz Dự bị

    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    1
    Em thấy cái title của bác nhồi hơi nhiều từ khóa nên ít nhiều người đọc khó tính sẽ ko thích.
    Nghĩ ra key tự nhiên và đầy đủ là hơn cả bác ạ :)
     
  6. ngole

    ngole Thành viên

    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    114
    Bài viết này rất hay song nếu mình là admin sẽ xóa bỏ vì IDVS cũng là dân thiết kế web, ai đời đi quảng cáo trên đất của người ta bao giờ, dù IDVS chỉ làm hàng nước ngoài nhưng thấy cay cay mũi chứ!!!:chetdi:
     
  7. iswebviet

    iswebviet Thành viên

    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    96
    Thanks bạn đã góp ý
     
  8. iswebviet

    iswebviet Thành viên

    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    96
    Bác nói thế là không đúng rồi. Nếu thế thì tính cộng đồng của bác để đâu. Ở đây mình chia sẻ kinh nghiệm của bên mình. Có đôi chút PR xong những kiến thức mình chia sẻ là thực tế. :dabanh:
     
  9. wordpress.net.vn

    wordpress.net.vn Dự bị

    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    1
    sao mà mình thấy phức tạp thế. Chỉ cần cài wordpress, sau khi viết bài thì khung bên dưới có 1 số thông tin như title, Description. keyword. Vậy là xong
     
  10. ketoanhanoi

    ketoanhanoi Dự bị

    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Mình thấy do việc sử dụng phần mềm spam lan tràn nên google đang để ý nhiều hơn đến việc seo sử dụng backlink. Vì vậy onpage thật sự là thứ nên chú trọng.
     

Chia sẻ trang này