xác thực google maps

Remarketing và Retargeting khác nhau như thế nào?

Thảo luận trong 'Tin tức SEO' bắt đầu bởi TinTucSEO, 24 Tháng ba 2017.

Lượt xem: 4,928

  1. TinTucSEO

    TinTucSEO News

    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    217
    Depositphotos_86238222_l-2015-760x400.jpg

    Chỉ khoảng 2% khách hàng thực sự chuyển đổi để trở thành người mua vào lần đầu tiên họ vào trang web của bạn. Con số này nhìn có vẻ cực kì thấp, nhưng sự thật là bạn cần phải có được lòng tin của những khách hàng đó rất lâu trước khi họ đưa ra quyết định mua sản phẩm từ công ty của bạn thay vì của công ty khác. Bạn có thể đạt được lượng traffic lớn, điều này thật tuyệt, nhưng những visitor đó có thể sẽ không trực tiếp chuyển đổi ngay thành người mua hàng của bạn.

    Đôi lúc, những người tốt nhất để nhắm đến là những người vào trang web của bạn hơn một lần hoặc những người đã tương tác với bạn trong môi trường kĩ thuật số ở quá khứ. Retargeting và ramarketing sẽ giúp bạn tiếp cận những khách hàng đến trang web của bạn nhiều lần, và chiến lược này có thể sẽ rất quan trọng cho nổ lực marketing của bạn.

    Tuy remarketing và retargeting có chung một mục tiêu, nhưng chúng có một vài sự khác biệt nếu xét về mặt chiến lược và đối tượng bạn muốn tiếp cận.

    Retargeting là gì?

    Retargeting có thể có nhiều hướng tiếp cận, nhưng nó thường liên quan tới nơi đặt online ad và display ads, những phương tiện giúp người dùng tương tác với trang của bạn theo những hình thức nhất định. Khi một visitor vào trang web của bạn, bấm vào một sản phẩm, hoặc làm hàng động gì đó mà bạn muốn họ làm, một cookie sẽ được cài vào trình duyệt của họ và bạn có thể dùng thông tin này để retarget với những quảng cáo dựa trên sự tương tác khi họ đã rời khỏi trang web của bạn. Những quảng cáo này được thêm vào bỏi những bên thứ ba, như là Google Display Netwwork; nó cho phép quảng cáo của bạn hiện lên trên những trang mà các visitor đến thường xuyên.

    Retargeting có thể được chia thành 2 loại: hoạt động “on-site” và hoạt động “off-site”. Vì vậy nen sẽ có 2 chiến lược khác nhau mà bạn có thể thực hiện dựa trên loại tương tác bạn muốn nhắm đến.

    Targeting tương tác “off-site”: nhóm này tập hợp những cá nhân chưa từng tương tác với trang của bạn, nhưng họ có những đặc điểm tương đồng với khách hàng trước và bạn mong muốn thêm họ vào trong phễu bán hàng của mình và làm cho họ vào trang web của bạn. Nếu bạn nhắm đến những đối tượng dựa vào tương tác”off-site” của họ, bạn có thể sẽ muốn nhắm đến những thông tin mà họ tìm kiếm.

    Trong những trường hợp khác, bạn có thể nhắm đến những khách hàng có chung hành vi tìm kiếm giống với khác hàng trước của bạn. Bạn cũng có thể target dựa trên sự tương tác của khách hàng với những nội dung được truyền tải hoặc với một trang web tương tự với cái của bạn.

    Targeting tương tác “on-site”: loại này thường sẽ liên quan với retargeting bởi vì nó bao gồm việc hướng đến những cá nhân đã quay trở lại với trang web của bạn và tương tác với sản phẩm, dịch vụ hoặc có làm gì đó nhưng không hoàn thành quá trình mua bán. Bằng cách retargeting tới những khách hàng đã tương tác on-site, bạn có thể tăng số lượng cuộc đối thoại và níu giữ những người đã thể hiện sự thích thú với nhãn hiệu của bạn. Đây là một vài cách bạn có thể sử dụng để nhắm đến những cá nhân đã từng tham gia vào việc tương tác on-site:

    - Target dựa trên sản phẩm họ từng tương tác

    - Dựa trên cách họ tìm ra trang của bạn (mạng xã hội, tìm kiếm tình cờ, hoặc những sự kiện)

    - Những người nằm trong danh sách email của bạn, đã từng thể hiện sự thích thú với nhãn hiệu của bạn những chưa từng chuyển đổi thành người mua

    Facebook là bậc thầy của retargeting. Dạo gần đây, tôi đang nghiên cứu về một số căn nhà nhỏ để nghỉ ngởi dịp cuối tuần, và chẳng ngạc nhiên là mấy khi tôi thấy quảng cáo phía dưới hiện lên trên News Feed của mình:

    [​IMG]

    Chiến dịch retargeting cho thấy sự tham gia cao hơn là chiến dịch non-retargeting. Một lần nữa, điều này chứng tỏ rằng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để quảng cáo với những đối tượng đã từng thể hiện sự thích thú với thương hiệu và ngành của bạn.
     
  2. TinTucSEO

    TinTucSEO News

    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    217
    Vậy còn Remarketing là gì?

    Đây là lúc mà chúng ta bị bối rối một chút bởi một số phần giống nhau trong ngành. Đôi lúc retargeting được nghĩ đến như là “remarketing” (mặc dù nó thực sự là remarketing). Một ví dụ cụ thể là công cụ Remarketing của Google, nó là tất cả những công cụ retargeting theo nghĩa cổ điển. Điều này có thể hơi mơ hồ, nhưng bạn chỉ cần nhớ là remarketing và retargeting có chia sẻ mục tiêu cho nhau, và vì thế nên thuật ngữ không thể nào quan trọng bằng chiến lược kết hợp được.

    Mọi người nói rằng, remarketing thường là về chiến dịch email, cái có khả năng tái thiết lập mối quan hệ với khách hàng trong hộp thư của họ. Họ dùng những chinế thuật như là gửi email đến khách hàng sau khi họ bỏ giỏ hàng hoặc thêm một món hàng nào đó vào dánh sách mong muốn của mình. Dạo gần đây tôi không bỏ một giỏ hàng nào, nhưng Shakeology vẫn cố gắng remarket tôi bởi vì họ biết rằng kế hoạch 1 tháng tôi dành cho Shakeology sắp kết thúc. Họ quyết định gợi nhớ tôi với những thông tin về lịch sử mua hàng lần trước, vậy nên bạn có thê thấy là remarketing có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau:

    [​IMG]

    Nó cũng có thể là một email liên quan đến một số món đồmà khách hàng tìm kiếm hoặc thêm vào danh sách “ưa thích” theo một cách nào đó. Cách tiếp cận này hoạt động tốt bởi vì những khách hàng tiềm năng đã thể hiện sự hứng thú của họ với sản phẩm mà họ thêm vào: họ không chỉ đơn thuần là sử dụng khi họ đang ở trên trang web của bạn.

    Một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi AgilOne mang tên “ Marketing Personalization Preferences of Shoppers Worldwide” nhận thấy rằng những email remarketing hữu hiệu nhất có thể chia thành 3 loại sau:

    - Sản phẩm đang được giảm giá: 58% người dùng thích thú với những email về những sản phẩm họ từng thích trong quá khứ đang được bán giảm giá.

    - Đối xử như VIP: 51% đối tượng khảo sát nói rằng họ thích có cảm giác vượt trội hơn người khác, thích được đối xử như là một khách hàng VIP.

    - Từ chối hoàn tất giỏ hàng: 41% cá nhân có độ tuổi từ 25-34 thích những email về việc từ chối hoàn tất giỏ hàng.

    Khi bạn rút ra kết luận, sự chú ý là điều đáng lưu tâm với những chiến dịch email, và có khuynh hướng tăng lượng chuyển đổi với những người đã từng tương tác với trang của bạn một cách có ý nghĩa.

    Tóm lại

    Khi so sánh giữa retargeting và remarketing, sự chồng chéo lên nhau và sự khác biệt dần hiện rõ. Mục tiêu của cả hai đều là tăng lược chuyển đổi từ những người có khuynh hướng mua hàng từ thương hiệu của bạn, nhưng sự khác biệt thực sự chỉ xuất hiện khi xét đến yếu tố chiến lược. Retargeting rất chú trọng đến Paid ads (và có thể có nhiều dạng cũng như khả năng nhắm đến một lượng lớn khách hàng). Remarketing chủ yếu tập trung vào chiến lược email và vươn tới những khách hàng đã từng có tương tác với website của bạn, cho phép bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể lên những khách hàng đó.

    Câu trả lời cà hai, không có cái nào hơn cái nào cả. Cả retargeting và remarketing đều hữu hiệu trong việc tăng lượng chuyển đổi E-commerce và đều đáng để trở thành một phần của chiến lược marketing của bạn.

    Nguồn hình: tất cả ảnh chụp màn hình bởi tác giả vào ngày 15 tháng 2 năm 2017
     
    thuonganvien thích bài này.

Chia sẻ trang này