xác thực google maps

Tăng trải nghiệm khi seo nội dung

Thảo luận trong 'Kiến thức Onpages' bắt đầu bởi nguyenhoang, 26 Tháng bảy 2014.

Lượt xem: 2,476

  1. nguyenhoang

    nguyenhoang Administrator Staff Member

    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1,864

    Một câu hỏi hay cũng giá trị như một bài viết hay !

    Đã lâu mình không viết bài chia sẻ về SEO. Dạo này về quê, rảnh rang mới có thời gian viết. Sau khi chia sẻ Nội dung seo: mỗi lúc một chán ! trên IDVS, rất vui vì nhận được các ý kiến đóng góp đa chiều từ các bạn.

    Đặc biệt, mình nhận được một câu hỏi khá thú vị từ bạn @banga: “…nếu như bác nhận được 1 khách hàng muốn seo 1 ngành nghề mà bác rất ít khi đụng đến, bác không hề có tý khái niệm nào về nó thì bác triển khai làm onpage kiểu gì ạ ?…”

    Mình xin phép trả lời câu hỏi này trong một topic riêng, cũng như chia sẻ kinh nghiệm làm nội dung của mình trong suốt thời gian qua với các bạn.
    chia-se-kinh-nghiem-seo-noi-dung.gif
    Những khó khăn

    Khi nhận SEO một website, một dự án, khiến SEOer đau đầu, nhức óc là định hướng & phát triển nội dung. Bởi lẽ dân làm SEO hầu hết là từ coder, marketer, và nhiều ngành nghề khác chuyển sang, ít người được đào tạo chuyên nghiệp về kĩ năng viết.

    Việc thiếu “trải nghiệm” với dịch vụ, ngành hàng cũng khiến SEOer rơi vào tình trạng không biết bắt đầu từ đâu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: kiến thức nền yếu, thiếu kinh nghiệm.

    Hướng giải quyết

    Các khó khăn trên có yếu tố lâu dài, như: kĩ năng, kiến thức nền, kinh nghiệm, cần tích lũy qua thời gian.

    Riêng yếu tố trải nghiệm là ngắn hạn và được “làm giàu” trước mỗi dự án. Bởi lẽ, mỗi SEOer chỉ nắm chắc 1 – 2 mảng sở trường, chứ không thể cái gì cũng biết được.

    Khi gặp một lĩnh vực mới mà mình chưa nắm rõ, các bạn cần:

    1. Tìm hiểu thêm thông tin

    Thông qua các sách vở, tài liệu, internet để có cái nhìn cụ thể về lĩnh vực mình sẽ phải làm. Hãy tìm hiểu càng chi tiết càng tốt, tổng hợp thành một file riêng, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, video.

    Với một số lĩnh vực khó mình thậm chí tạo hẳn một blog (miễn phí mà), phân chia danh mục và up tất cả những thứ tìm được lên. Điều này rất có lợi, nó cho bạn một cái nhìn tổng quan về sản phẩm, có được những nhận định đầu tiên về đặc trưng và cách làm nội dung. Quá tình tổng hợp – phân tích – chọn lọc – đăng thử đem lại nhiều trải nghiệm thú vị hơn bạn tưởng.

    2. Hỏi các SEOer khác

    Là SEOer, bạn nên xây dựng mối quan hệ cộng đồng tốt để có thể học hỏi thường xuyên, không chỉ kĩ thuật SEO mà những kiến thức về ngành nghề họ đang làm. Việc xây dựng quan hệ tất nhiên không thể chỉ dựa vào vài câu chém gió, kêu gọi trời ơi trên diễn đàn, mạng xã hội.

    Dự án gần đây nhất của mình là làm về du lịch, tiếng Anh, trên Google.com. Trước đó mình có 2 năm kinh nghiệm là trong lĩnh vực này. Nhưng vừa rồi bỏ công ty theo nghiệp freelancer (nửa năm rồi) nên trước khi làm vẫn tham khảo tư vấn của 2 SEOer khác đang làm trực tiếp. Họ đã cho mình kiến thức, nhận định, phân tích riêng của họ về sự lên xuống của web đang seo, các web top trong ngành. Đó là những tin tức rất cần thiết cho mình trong việc lên kế hạch SEO tổng thể nói chung, nội dung nói riêng.

    3. Học hỏi từ khách hàng

    Mình không biết các bạn chém gió thế nào khi tiếp xúc với khách hàng, chứ mình thì thích sự nghiêm túc học hỏi hơn.

    Với kiến thức tích lũy được ở trên, mình gặp khách hàng với tư thế là người đã có sự quan tâm, tìm hiểu nhất định về công ty, website, sản phẩm và dịch vụ của họ. Mình sẵn sàng thể hiện điều đó kèm với tinh thần học hỏi, thẳng thắn, chuyên nghiệp:

    - Em biết rằng anh (chị) rất bận, nhưng trong thời gian tháng đầu em e rằng sẽ phải làm phiền anh (chị) nhiều. Vì em sẽ thường xuyên gửi mail, gọi điện để hỏi về sản phẩm, dịch vụ anh (chị) đang cung cấp.

    - Trong quá trình SEO em sẽ thu xếp một số buổi xuống cửa hàng (công ty) để được trực tiếp quan sát sản phẩm, em sẽ gọi điện trước, mong anh (chị) tạo điều kiện.

    - Em cần một người hiểu về sản phẩm (một bạn sale chẳng hạn) để tham khảo thường xuyên, anh chị có thể cho em số điện thoại của một bạn nào đó không ạ ?


    - Em có thể làm việc với đội sale, (hoặc đội call center) không ạ ?

    Khách hàng là chuyên gia trong lĩnh vực của họ !

    4. Học hỏi từ khách hàng của khách hàng

    Khách hàng của bạn cũng có khách hàng của họ - những người mua hàng trực tiếp. Họ có những suy tính trước khi mua, “lăn tăn” khi quyết định, có thể hài lòng hoặc không sau khi sở hữu sản phẩm. Họ là kho tư liệu quí báu mà bạn nên tìm kiếm. Nếu là khách hàng trực tiếp của công ty, bạn nên xin phép để được tiếp xúc, trình bày mục đích, những câu định hỏi, tốt nhất nên phối hợp chặt chẽ với khách hàng của mình, đó cũng là những điều họ quan tâm.

    5. Học hỏi từ đối thủ

    Trừ khi bạn là ngươi tiên phong, mở đường, còn nếu không hãy tìm hiểu và tham khảo cách làm của đối thủ.

    6. Muốn ăn thì lăn vào bếp

    Vậy đấy, bạn muốn kiếm tiền, muốn khi đưa tiền cho bạn mà họ vẫn luôn tươi cười, cảm ơn, nói “chú nhất định phải giúp anh lâu dài nhé” thì phải lăn lộn, xông pha cùng với họ thôi.

    Kết luận:

    Các yếu tố trên tạo thành “trải nghiệm” – mức độ hiểu biết của bạn về sản phẩm, dịch vụ. Tất nhiên để ra sản phẩm cuối cùng là nội dung chất lượng bạn cần nhiều yếu tố khác như: kĩ năng, kinh nghiệm, kiến thức nền. Sau đó còn phải định hướng được nội dung, xây dựng bộ keyword, phát triển nội dung, truyền tải, đánh giá, chỉnh sửa…

     
  2. bariaonlinevn

    bariaonlinevn Thành viên

    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    16
    Bài viết thực tế, bm lại mới được :) làm tốt những việc này không chỉ tốt cho seo mà có thể áp dụng cho nhiều việc khác.
     
  3. Thiên-Đạo-Lotus

    Thiên-Đạo-Lotus Thành viên

    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    30
    Ý thứ nhất là học hỏi và tìm tòi : Đúng là cái gì cũng phải bỏ thời gian công sức ra tìm hiểu rất mất thời gian , đây là kiểu truyền thống

    nhưng qua những cái phía sau rất hay mà bác nguyenhoang có chia sẻ là rất hay . Học hỏi từ người khác và đối thủ trong thời gian này vừa có thể vẫn làm việc bình thường vẫn có thể học hỏi được những kinh nghiệm mà người khác đã làm và đúc kết
     
    nguyenhoang thích bài này.
  4. tranthachcaohanoi

    tranthachcaohanoi Thành viên

    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    16
    Em vẫn liên tục theo dõi các bài viết của anh, em rất thích cách mà anh định hướng, cách anh làm nội dung và rộng hơn là phát triển website.

    Qua đó em cũng học hỏi được nhiều và áp dụng vào công việc của em. Cám ơn bài viết của anh.

    Hi vọng thường xuyên được đọc các bài viết thú vị của anh!
     
  5. VLA

    VLA Thành viên

    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    13
    Đúng như anh nói. tuy em làm về mãng công nghệ còn chưa rành nhưng vẫn phải làm bên các mảng dịch vụ khác. cứ tham khảo trên mạng rồi sau đó phân tích content của đối thủ chứ chả lẻ khác nghành k biết thì k nhận seo sao được ạ. hi hi
     
  6. quanad

    quanad Thành viên tích cực

    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    28
    khó thì có anh google hỗ trợ ,thời gian không nhiều để tìm hiểu thực tế,xem đối thủ là được rồi.nên làm nhanh gọn lẹ
     
  7. maimaiyeuem

    maimaiyeuem Thành viên

    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    6
    Cái điều quan trọng của Seoer là học hỏi. Bác nói rất đúng, giờ muốn Seo tốt được không chỉ phải học hỏi mà còn phải có các quan hệ tốt.
     
  8. sobuma

    sobuma Thành viên tích cực

    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    31
    nhà nhà làm seo riết kiểu này mình tự hỏi không biết SEO đang ở giai đoạn cao trào không, nếu đúng thì cũng đồng nghĩa với sắp thoái trào ( nghành nào cũng thế). Mình chỉ SEO những nghành do chính mình bán còn thấy oải huống gì các bạn dịch vụ seo mà mỗi lần nhận dự án là cập nhật kiến thức mới mình thật khâm phục.
     

Chia sẻ trang này