xác thực google maps

Tránh rơi vào bộ lọc thư rác

Thảo luận trong 'Tài nguyên Digital Marketing' bắt đầu bởi sonkingads, 1 Tháng mười 2014.

Lượt xem: 4,082

  1. sonkingads

    sonkingads Dự bị

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    1
    Nếu bạn đã từng gửi nhiều chiến dịch email marketing trong thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi vấn đề email bị vào thư rác. Theo thống kê, bạn có thể mong chờ là 10-20% số email mà bạn gửi đi sẽ bị lạc trong không gian mạng, chủ yếu là từ bộ lọc email. Thậm chí sau khi người nhận đã đồng ý nhận email của bạn, nhiều marketer vẫn thường xuyên gặp phải vấn đề với bộ lọc thư rác. Mặc dù vậy, trong tình huống này không thể có giải pháp hiệu quả tức thời. Để tránh rơi vào tình huống bị lọc thư rác, cách duy nhất trước tiên mình phải hiểu thư rác là gì và cách thực bộ lọc thư rác làm việc như thế nào.
    Trong tài liệu này, bạn sẽ được hướng dẫn:

    1. Thư rác là gì
    2. Bộ lọc thư rác làm việc như thế nào
    3. Cần tránh những lỗi phổ biến nào
    4. Ngăn chặn báo cáo lạm dụng sai
    5. Hiểu về tường lửa email

    Thậm chí nếu bạn đang gửi các bản tin email hoàn toàn đúng bài và hữu ích cho khách hàng, thì bạn cũng cần hiểu về thế giới thư rác. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các vấn đề không mong muốn và giúp bạn trở thành một chuyên gia email marketing tốt hơn. Bạn có thể tham khảo thêm
    À, bạn “mượn” bài viết này mà “quên” để nguồn bài viết là trời sập đó!
    Ok, chúng ta cùng bắt đầu nhé.

    1. Thư rác là gì?

    Thư rác là một email-không-mong-muốn được gửi đến một danh sách nhiều người. Ví dụ, bạn vừa mua một danh sách địa chỉ email từ hội doanh nghiệp nào đó. Có vẻ như danh sách email đó là những khách hàng vô cùng tiềm năng cho công việc làm ăn của bạn, đúng không? Bạn muốn gửi cho họ một email giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ hay đến mức bạn nghỉ họ không thể từ chối.
    Thực ra, nó sẽ là thư rác nếu bạn đưa danh sách đó lên EasyMail (hay bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing nào khác) và gửi cho danh sách đó một email mà họ không yêu cầu. Ngược lại, nó sẽ không phải là thư rác nếu bạn sử dụng danh sách đó và viết email cá nhân, gửi cho từng người một với nội dung riêng biệt cho mỗi người nhận. Nếu phản ứng ngay tức thời của bạn là, “Nhưng nếu như ….” thì tốt hơn là bạn nên dừng lại ngay lúc này bởi vì có thể bạn sẽ đưa mình vào tình huống bị báo cáo thứ rác, và một khi bạn bị báo cáo thư rác hay đánh dấu spam nhiều lần, tất cả các email do công ty bạn gửi đi sẽ mặc định vào thư rác.

    Đạo luật CAN-SPAM năm 2003

    Đạo luật CAN-SPAM của liên bang Mỹ được đưa thành luật từ ngày 01/01/2004. Trên website của mình, Hội đồng Thương mại Liên ban nói rằng nếu bạn vi phạm luật trên, bạn có thể bị phạt 11.000 USD cho mỗi lần vi phạm (như vậy hãy nhân 11.000 USD với số lượng người trong danh sách người nhận của bạn). Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP như Gmail, Yahoo Mail, Hotmail, …) trên cả nước Mỹ đã thành công trong nhiều vụ kiện chống lại người gửi thư rác với số tiền lên tới hàng triệu và hàng triệu USD theo đạo luật này.
    Bởi vì mình không phải ở Mỹ, mình có thể tránh được vấn đề bị các ISP kiện tụng và bị phạt. Tuy nhiên, các ISP và tổ chức chống thư rác trên thế giới sẽ chia sẻ thông tin với nhau việc bạn liên tục phát tán thư rác, lúc đó thậm chí email của bạn có đến được người dùng của họ hay không cũng là một vấn đề, hoặc may mắn lắm cũng chỉ vào được hộp thư rác. Chúng tôi xin nhấn mạnh một số điểm:
    Nếu bạn đang gửi email thương mại (các email để bán hàng hay quảng cáo v.v.):

    • Không bao giờ sử dụng tiêu đề, email gửi từ (From), email trả lời (Reply-to) không đúng hoặc gây hiểu nhầm.
    • Luôn phải có một đường link hủy đăng ký.
    • Khi người nhận bấm vào link hủy đăng ký, email đó phải được xóa khỏi danh sách ngay lập tức.
    • Link hủy đăng ký phải có hiệu lực trong ít nhất 30 ngày sau ngày gửi đi email.
    • Luôn phải bao gồm thông tin tên và địa chỉ công ty của bạn trong email.

    2. Bộ lọc thư rác làm việc như thế nào

    Các bộ lọc thư rác sẽ kiểm tra một danh sách các tiêu chí dài hơn quốc lộ 1A để quyết định xem email của bạn có phải là thư rác không. Bộ lọc có thể tìm kiếm các cụm từ spam như “BẤM VÀO ĐÂY!” hay “MIỄN PHÍ! HÃY MUA NGAY!” Bộ lọc sẽ “chấm điểm” mỗi lần thấy một trong những cụm từ như vậy. Một số tiêu chí bị “chấm điểm” cao hơn các tiêu chí khác. Dưới đây là ví dụ một số các tiêu chí từ bộ lọc chống thư rác nổi tiếng SpamAssassin:

    • Nói rất nhiều về tiền tiền tiền tiền (.193 điểm)
    • Mô tả gì đó CỰC KỲ ĐỘT PHÁ (.232 điểm)
    • Giọng điệu như đang mời thế chấp (.297 điểm)
    • Các vấn đề RẤT CẤP BÁCH!!! (.288 điểm)
    • Bảo đảm hoàn tiền lại (2.051 điểm)
    Nếu tổng “điểm thư rác” chiến dịch email marketing của bạn lớn hơn một ngưỡng nhất định nào đó, khi đó, việc email của bạn vào thư mục Inbox sẽ như hy vọng Sài Gòn hết lô cốt (khó mà xảy ra!).“Vậy tôi cần phải duy trì dưới ngưỡng điểm bao nhiêu mới vào Inbox?”

    Xin lỗi bạn, mỗi máy chủ lại quy định một con số khác nhau.
    Do người Việt Nam mình quá thông minh cho việc lách luật (bạn đồng ý?), mua bán thông tin quá dễ và quá rẻ, nên các tiêu chí “thư rác” tiếng Việt đảm bảo là sẽ không ngừng dài hơn và được điều chỉnh phù hợp hơn, bởi vì các bộ lọc thư rác sẽ biết nhiều hơn về thư rác sau mỗi lần ai đó bấm vào nút “spam” trong ứng dụng email của họ.
    Các bộ lọc thư rác thậm chí còn được đồng bộ với nhau để chia sẻ những gì chúng đã học được. Mặc dù không có công thức kỳ diệu nào, nhưng chúng tôi có thể giúp bạn tránh một số lỗi thường gặp để bản tin của bạn khỏi rơi vào hòm thư rác.

    3. Tránh những lỗi thường gặp sau đây

    Dưới đây là những lỗi mà chúng tôi thấy những tân binh email marketing thường hay gặp nhất và tình cờ bị lọc thư rác:

    • Sử dụng các cụm từ mang tính thư rác như “Click vào đây ngayyy!” hay “Cơ hội một lần trong đời!”
    • Phát điên vì dấu chấm than!!!!!!!!!!!!!
    • VIẾT TẤT CẢ BẰNG CHỮ IN HOA NHƯ ĐANG HÉT LÊN HẾT CỠ VẬY (đặc biệt trong dòng tiêu đề)
    • Để phông chữ màu đỏ thẫm hay xanh chói
    • Mã hóa một đoạn HTML cẩu thả, thường là từ chuyển đổi một file Microsoft Word sang HTML
    • Tạo một email HTML không có gì khác ngoài một hình ảnh lớn, không có hoặc có rất ít chữ (bởi vì bộ lọc thư rác không thể đọc hình ảnh, do đó chúng nghĩ bạn là một người gửi thư rác đang cố gắng lừa chúng).
    • Sử dụng từ “kiểm tra” trong dòng tiêu đề (nhiều tổ chức gặp vấn đề này khi gửi bản thảo cho khách hàng của mình phê duyệt)
    • Gửi một email kiểm tra cho nhiều người nhận tại cùng một công ty (tường lửa email của công ty đó có thể nghĩ rằng đó là một cuộc tấn công thư rác)
    • Thiết kế email HTML ở Word và sau đó xuất mã sang HTML (các mã này rất lộn xộn và bộ lọc thư rác thì ghét như vậy)

    Các câu hỏi thường gặp

    • Làm sao để biết email của tôi bị lọc thư rác?

    Với những bạn mới bắt đầu vào nghề, bạn có thể kiểm tra tỷ lệ mở email của bạn. Nếu đột nhiên tỷ lệ mở email của bạn giảm xuống dưới mức trung bình, khi đó có thể bạn đang gặp vấn đề với bộ lọc thư rác đó. Tỷ lệ email bị trả về (Bounce Rate) cao bất thường cũng là một dấu hiệu, bạn nên kiểm tra tỷ lệ này.
    Khi một người nhận email báo cáo một email là thư rác, một cảnh báo sẽ được gửi đến máy chủ mà gửi đi email đó. EasyMail nhận các cảnh báo đó, lưu chúng vào tài khoản của bạn, và sẽ tự động loại các địa chỉ người nhận đó khỏi danh sách của bạn. Giống như tôi có chia sẽ với bạn ở bài viết Hướng dẫn lĩnh vực Email Marketing, EasyMail làm rất nhiều công việc nhàm-chán-nhưng-cần-thiết cho bạn.

    • Tôi có thể kiểm tra chiến dịch của mình trước khi gửi nó đi không?

    EasyMail được trang bị với một tính năng Gửi Thử, bạn có thể sử dụng công cụ này để gửi thử email vào hòm thư của bạn trước khi chạy chiến dịch, chắc chắn công cụ này sẽ giúp bạn tiết kiệm khối tiền bạc và thời gian.
    Nếu bạn muốn tìm hiểu tại sao email của bạn bị chặn, bạn cần xây dựng một cách có hệ thống các tiêu chí khác nhau trong các chiến dịch của của mình. Copy cùng nội dung nhưng sử dụng các tiêu đề khác nhau. Vẫn bị chặn? Thay đổi đội dung. Vẫn bị chặn? Bỏ các đường link đi. Vân vân và vân vân. Cứ tiếp tục thử với các tiêu chí khác.

    Còn nữa...
     
  2. sonkingads

    sonkingads Dự bị

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    1
    4. Ngăn chặn báo cáo lạm dụng sai

    Khó hiểu phải không bạn? Hay gọi là “ngăn chặn bị mark spam nhầm”.

    Cho dù bạn có là Email Marketer “trong trắng vô tội” đi chăng nữa, bạn vẫn có khả năng bị báo cáo gửi thư rác. Trên thực tế, chúng tôi thấy rằng một danh sách hoàn toàn sạch và 100% người nhận đồng ý nhận email thì cũng sẽ có một hay hai người đánh dấu spam trong khoảng hàng ngàn người nhận. Đôi khi đó chỉ là một sự “nhầm lẫn” đơn giản, ví dụ như vừa rồi mình nhận được nhiều email quảng cáo, bao gồm email của Lazada, nên bấm spam hết các email đó, sorry Lazada
    Nhưng dù đó chỉ là một sự nhầm lẫn, thì bị báo cáo lạm dụng lại trở thành một vấn đề lớn. Thậm chí khi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chỉ nhận được một vài khiếu nại và phàn nàn về email của bạn thôi, thì họ cũng sẽ bắt đầu chặn tất cả các email từ máy chủ của bạn. Và nếu bạn sử dụng EasyMail (hay bất kỳ dịch vụ tiếp thị email nào), thì điều này đồng nghĩa rằng những email của bạn có thể ảnh hưởng tới việc gửi email của hàng nghìn dùng EasyMail khác. Một trái chuối hỏng có thể làm hỏng cả nải chuối…
    Và bởi vì đôi khi không thể tránh khỏi việc bạn có thể bị báo cáo gửi thư rác, nên các nhà cung cấp dịch vụ email (ESP) như chúng tôi liên tục theo dõi báo cáo từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và mạng lưới chống gửi thư rác, để EasyMail có thể ngay lập tức xác định vấn đề khi phát sinh và phân bổ lại việc gửi email cho các máy chủ và các địa chỉ IP khác trong khi điều tra tài khoản gặp phải vấn đề.
    Miễn là bạn tổng hợp danh sách email từ chính công ty bạn thay vì download trên 5giây hay mua trên mạng về và tỷ lệ email bị trả về (Bounce) thấp, thì bạn sẽ không có vấn đề gì đâu. Ngược lại, nếu việc tổng hợp danh sách của bạn có bất kỳ vấn đề không rõ ràng nào, hay tỷ lệ bị trả về của bạn rất cao, thì chúng tôi sẽ phải dừng lại chiến dịch của bạn.
    Các báo cáo spam hoạt động như thế nào
    Khi ai đó nhận được một email mà họ nghĩ chỉ là thư rác, đơn giản họ chỉ cần bấm vào nút spam để đánh dấu đó là thư rác. Khi họ làm như vậy, một báo cáo lạm dụng sẽ được tạo ra và được gửi cho nhà cung cấp dịch vụ email (ISP). Nếu các ISP nhận được nhiều báo cáo như vậy, họ sẽ tự động gửi một tin nhắn cảnh báo đến công ty gửi ra email đó. Nếu bạn đang sử dụng EasyMail để gửi email của mình, thì EasyMail sẽ là “người gửi” đó.
    Vì vậy, nhân viên quản lý vấn đề spam của EasyMail sẽ nhận được những tin nhắn cảnh báo này. Thông thường, nội dung báo cáo rất ngắn gọn. Báo cáo không đề cập đến thông tin cá nhân của người đã khiếu nại, mà thường chỉ gồm nội dung mà bạn đã gửi đi, cùng với một số nội dung khác như:Xin chào, người dùng của chúng tôi đang khiếu nại về các email của bạn. Bạn cần khắc phục vấn đề này sớm nhất có thể, hoặc chúng tôi sẽ bắt đầu chặn tất cả các email từ máy chủ của bạn.
    Nếu trong một khoảng thời gian nhất định mà tiếp tục có nhiều khiếu nại hơn, thế là xong… tất cả các email từ địa chỉ IP của máy chủ gửi sẽ bị chặn, ít nhất là trong ngắn hạn. Điều này thật sự đáng sợ hơn xăng lên giá. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn luôn phải giám sát các tin nhắn khiếu nại đến, và cũng là lý do tại sao chúng tôi có các nhân viên kiểm tra người thật việc thật tất cả các tài khoản mới để phê duyệt trước khi cho phép gửi chiến dịch email marketing. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn luôn giám sát hàng tấn thư gửi ra ngoài, và tại sao đôi khi bạn thấy những nhân viên kiểm tra của chúng tôi đưa ra một vài gợi ý bằng cách nào bạn có thể làm cho email của mình ít có dấu hiệu thư rác hơn.
    Các lý do phát sinh báo cáo lạm dụng sai
    Vậy tại sao ngay cả những email marketer “trong trắng vô tội” cũng bị báo cáo nhầm là đang gửi thư rác? Đôi khi đó chỉ là sự nhầm lẫn. Nhưng thông thường thì là do chính lỗi của nhân viên marketing. Dưới đây là một số lý do thông thường khiến nhân viên marketing bị “buộc tội” nhầm là đang gửi thư rác:

    • Nhân viên marketing thu thập email đúng bài, email được thu thập thông qua các mẫu đăng ký tham gia tại trang web, nhưng sau một thời gian rất rất là lâu công ty mới liên lạc với danh sách đó. Người nhận nhận được một bản tin email rất hoàn chỉnh, nhưng không nhớ nổi mình đã đăng ký tham gia cách đây hai năm.
    • Bạn mở một cửa hàng trực tuyến. Bạn có hàng ngàn địa chỉ email những khách hàng đã mua sản phẩm trong thời gian qua. Và bây giờ bạn bắt đầu gửi email cho khách hàng. Thay vì đề nghị khách hàng tham gia vào danh sách email marketing, thì bạn chỉ bắt đầu gửi đi hàng loạt các email quảng cáo.
    • Nhân viên marketing tham gia triển lãm thương mại. Công ty tổ chức triển lãm cung cấp cho nhân viên đó danh sách địa chỉ email của tất cả những người tham dự. Thay vì gửi cho những người đó một email mời tham gia vào danh sách nhận bản tin của mình (cùng với một vài lời giải thích bằng cách nào bạn có địa chỉ email của họ từ cuộc triển lãm thương mại), thì nhân viên tiếp thị lại nghĩ rằng mình được phép và bắt đầu “bắn” hàng loạt các thư giới thiệu và quảng cáo vào hộp thư của người khác.
    • Bạn có từng để lại danh thiếp của mình vào hộp rút thăm trúng thưởng nào đó? Đối với nhân viên marketing, rút thăm trúng thưởng là một cách để thu thập danh sách. Nhưng đối với những người tham dự, nó đơn thuần chỉ là một cách để có một bữa ăn trưa miễn phí.
    • Mua hoặc thuê địa chỉ email của toàn bộ thành viên trong một tổ chức nào đó, sau đó tổng hợp các địa chỉ email đó vào danh sách của mình mà hoàn toàn không được sự đồng ý.

    Một vấn đề thường gặp ở đây là: Trong tất cả các trường hợp trên đây, một yếu tố mà các nhân viên marketing bỏ quên chính là sự cho phép của người nhận. Nhân viên marketing bị vướng vào các quy định và định nghĩa pháp lý. Nhưng đây không chỉ riêng là vấn đề pháp lý, mà bạn cần phải chuyên nghiệp, đó không phải là cái mà bạn muốn khách hàng tiềm năng nghĩ về mình sao?
    Vậy là bây giờ bạn đã hiểu báo cáo lạm dụng là gì và biết tại sao các email bị báo cáo lạm dụng. Giờ mình bắt đầu tìm hiểu cách thức ngăn chặn các báo cáo thư rác đó như thế nào nhé.
    Các cách để ngăn chặn các báo cáo lạm dụng sai
    Giờ bạn đã hiểu là sự cho phép của người nhận là vô cùng quan trọng, và nếu không được người nhận cho phép, bạn sẽ bị báo cáo là lạm dụng. Dưới đây là một số cách ngăn chặn khiếu nại thư rác sai:

    • Thậm chí nếu họ hiện đang là khách hàng của bạn, bạn nên tạo một danh sách email riêng cho các khách hàng mà muốn nhận thông tin từ bạn. Cho họ biết là bạn đang có một chương trình khuyến mại, một bản tin với nội dung rất hay hay bí mật trong ngành chẳng hạn, cho họ lý do tại sao nên nhận thông tin của bạn.
    • Đừng bao giờ sử dụng database mua trên mạng. Những danh sách đó chỉ tốn tiền và hoàn toàn không có tác dụng gì. Cho dù là bạn mua database đó một cách hợp pháp, nó cũng vi phạm các quy định sử dụng dịch vụ của EasyMail, vì vậy bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề.
    • Đừng cố dấu đường link hủy đăng ký. Khi bạn dùng EasyMail (hay dịch vụ Email Marketing chuyên nghiệp nào), email của bạn sẽ được chèn vào một đường link hủy đăng ký, đường link này rõ ràng và nổi bật. Những người không còn muốn nhận email của bạn nữa có thể hủy đăng ký hoặc là báo cáo bạn đang gửi thư rác. Trong hai cách đó, bạn thích cách nào hơn? Thậm chí một số công ty còn để đường link hủy đăng ký ngay trên đầu email để người nhận dễ tìm thấy nhất.
    • Phải đảm bảo rằng thiết kế email của bạn nhìn sao cho đáng tin và có uy tín chút xíu. Nếu bạn không biết thiết kế, thì nên thuê web designer làm dùm. Email của bạn phải nhìn sao cho nó được gửi từ công ty của bạn, chứ không phải là từ một kẻ lừa đảo đang cố gắng lấy cắp thông tin. Nếu email của bạn nhìn không có vẻ chuyên nghiệp, thì ai có thể tin vào thông tin của bạn được?
    • Bạn nên xác định người nhận mong chờ thông tin gì. Nếu mọi người đăng ký nhận bản tin hàng tháng, nhưng bạn lại gửi cho họ cả những thông tin khuyến mại hàng tuần nữa, có thể họ sẽ báo cáo bạn đang gửi thư rác. Bạn có thể cho họ biết bạn sẽ gửi những gì và tần suất gửi như thế nào. Bạn nên lập những danh sách khác nhau, chẳng hạn như một danh sách để gửi bản tin, một danh sách gửi các quà tặng đặc biệt và một danh sách gửi các chương trình khuyến mại. Bạn cần hiểu là có sự khác biệt giữa việc bán hàng mềm bằng cách thuyết phục từ từ thông qua bản tin và bán hàng cứng thông qua khuyến mãi liên tục. Đừng nhầm lẫn hai phương thức này.

    5. Tường lửa email

    Đến giờ, rất nhiều nhân viên marketing còn chưa biết là cần phải tránh sử dụng các cụm từ có tính thư rác như “MIỄN PHÍ! HÃY MUA NGAY!” nếu không các bộ lọc thư rác sẽ cho tin nhắn của bạn vào thùng rác. Nhưng bạn có biết là trước khi email của bạn đến được bộ lọc thư rác, thì nó đã phải đi qua một người giữ cổng không? Bạn có biết là ngay cả bộ lọc thư rác cũng dùng bộ lọc thư rác không? Bộ lọc thư rác của bộ lọc thư rác.
    Những bộ lọc này có mặt ở tất cả mọi nơi. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng, các doanh nghiệp lớn sử dụng, các doanh nghiệp nhỏ cũng đang bắt đầu sử dụng. Điều đáng sợ là những bộ lọc này có thể nói chuyện được với nhau. Đó là cách chúng biết email nào là thư rác và nên chặn người nào lại.
    Nếu ứng dụng an ninh Email của IronPort nghĩ email của bạn là thư rác, nó sẽ nuốt chửng lấy email đó, bắn phần phế tích còn lại vào trong không gian mạng trước khi bộ lọc thư rác nhỏ bé của người nhận có cơ hội tìm kiếm xem email của bạn có chứa những từ như VIAGRA không. Thậm chí nó không thèm cho ai biết điều đó (cũng giống như báo cáo tỷ lệ email trả về).
    Bạn đã bao giờ gửi email cho một danh sách khách hàng, sau đó tự hỏi không biết 5-10% email của mình dường như đi đâu mất không? Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao số lượng email gửi đi dường như không được cộng thêm vào báo cáo tỷ lệ gửi của bạn không? Có thể đó là do ảnh hưởng của một trong những ứng dụng đáng ghét này.
    Làm thế nào máy chủ này biết thư rác là gì? Chính người nhận của bạn đã dạy nó. Khi bạn gửi email cho một danh sách khách hàng, và ai đó trong danh sách nghĩ rằng email này là thư rác, hay họ không nhớ mình đã từng đăng ký nhận email của bạn, hay nếu bạn mua danh sách đó, thì người đó có thể báo cáo bạn lên tổ chức chống thư rác. Nếu bạn bị khiếu nại nhiều lần, họ sẽ truyền dữ liệu của bạn lên tất cả các máy chủ IronPort trên toàn thế giới để mọi người đều biết rằng bạn là một người gửi thư rác.
    IronPort chỉ là một trong rất nhiều tường lửa email, cổng chặn và các ứng dụng an ninh khác mà bạn cần biết. Một số ứng dụng khác như:

    • Cloudmark
    • Barracuda Networks
    • Postini
    • MessageLabs
    • Brightmail
    Tất cả những thần giữ cửa này đều dựa vào thang điểm uy tín và chặn email trước khi chúng đến được các bộ lọc thư rác dựa trên nội dung email. Mỗi một ứng dụng có cách tính điểm uy tín khác nhau. Vì vậy bạn nên đảm bảo uy tín tốt cho mình bằng cách gửi đi các email sạch cho danh sách sạch.Nếu bạn nghĩ là mình có thể gửi thư rác, sẵn sàng chấp nhận báo cáo lạm dụng, sau đó sẽ chuyển sang một nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing mới là vào lại hộp thư Inbox, nếu thế thì bạn hoàn toàn sai lầm. Một khi bạn bị báo cáo gửi thư rác, tên công ty của bạn, tên miền của bạn đã bị liệt vào danh sách đen. Các hệ thống sẽ biết và chặn TẤT CẢ các email có tên công ty bạn trong đó kể từ bây giờ – bất kỳ là ai gửi đi hay gửi từ đâu.

    Theo easymail
     
  3. Clara

    Clara Dự bị

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Giờ bộ lọc có thay đổi gì khác như thế này k ạ? gửi đc cái nào bị báo spam chặn nick cái đó thì nản lắm :(
     

Chia sẻ trang này