xác thực google maps

Cùng điểm qua 200 yếu tố xếp hạng của Google

Thảo luận trong 'Thảo luận SEO' bắt đầu bởi GoneWild, 10 Tháng mười một 2013.

Lượt xem: 7,154

  1. GoneWild

    GoneWild Thành viên

    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    54
    51. Keyword nằm trong URL (Keyword in URL)
    Mình không biết các bạn hình dung URL như thế nào, mình lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu:
    http : // forum. seo .com .vn /thu-thuat /ten-bai-viet
    trong đó
    1. http: là giao thức
    2. forum: là subdomain
    3. seo: là tên domain
    4. .com là top-level domain
    5. .vn là second-level domain (tên miền cấp hai)
    6. /thu-thuat-seo: là tên folder hay là đường dẫn
    7. /ten-bai-viet: là một page

    Vậy đặt url thế nào để Google thích?

    Mình nghĩ là càng ngắn nó càng thích ^^, vấn đề domain mình nói ở phần I rồi, các bạn xem lại nhé. Còn những phần khác thì sao? Có những vấn đề các bạn cần tối ưu:

    1. URL nên có một từ khóa quan trọng bao quát nội dung (chỉ 1 từ khóa thôi nhé)
    2. URL càng ngắn càng tốt nhưng nếu các bạn không rút ngắn được thì nên đặt nó ít hơn 120 ký tự
    3. Tối ưu URL theo tên bài viết, mỗi từ cách nhau dấu -, thay vì dấu _ hay +, không đặt quá nhiều tham số trong URL. Lấy ví dụ luôn:
    · URL tốt: .com /ten-bai-viet
    · URL không tốt: .com / thu_thuat /?id=234&size=2#$&sort=name
    4. Bài viết không đi quá sâu vào nhiều thư mục (ví dụ: /dien-thoai/nokia/lumia/lumia-1250 sửa lại là: .com /lumia-1250)
    5. URL không nên để có dấu, viết thường toàn bộ

    52. URL String
    Dẫn chứng cho vấn đề này các bạn có thể thấy rõ ở một website lớn như amazon .com
    Amazon sắp xếp các category của họ rất chuẩn mặc dù cơ sở dữ liệu của họ thuộc loại khủng, lấy vị dụ cuốn CISSP All in one Exam Guide 6th Edition, nó được xắp xếp nằm trong Amazon..>Books>Computers & Technology>Networking>Network Administrator>
    Việc đặt tên như vậy giúp Google hiểu được bài viết của bạn thuộc loại nào, nội dung thuộc bài viết được Google ghi nhận liên quan đến các Category, như ví dụ trên dù Google ko đọc nội dung cuốn CISSP nhưng nó vẫn có thể đoán nội dung của cuốn sách này liên quan đến quản trị mạng, sẽ có nội dung liên quan đến mạng máy tính và công nghệ
    Hãy dẫn dắt Google thật khôn ngoan để có lợi cho mình các bạn nhé

    53. Nguồn và tài liệu tham khảo
    Vấn đề này các bạn cũng biết rồi đấy, tại sao những người viết bài hướng dẫn lại để những câu như: “Nguồn abc. Com” hay “bài viết này của abc nếu copy xin ghi rõ nguồn”
    Điều này cũng hợp lẽ công bằng thôi, Google cũng đánh gia cao điều này khi đang đẩy mạnh yếu tố Author Rank, khi các bạn mượn bài viết của người khác thì nhớ để rõ nguồn điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với tác giả và Google cũng sẽ tôn trọng bạn

    54. Bullets and numbered list
    Nếu bạn không biết khái niệm này thì nên đi học một khoá tin học căn bản, các công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản đều có phần này. (Images .Google .com gõ bullet and numbering để xem nhé :D)
    Việc liệt kê nội dung muốn diễn đạt theo kiểu danh sách, đánh số, chia nhỏ nội dung thành nhiều ý chính, thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách trình bày của bạn, giúp người đọc có thể lướt qua những nội dung bạn muốn diễn đạt. Google sẽ cộng điểm cho bạn trong vấn đề này.

    55. Độ ưu tiên của các trang trong sitemap (Priority of page sitemap)
    Cái này mình cũng mới biết :D, thường thì chúng ta chỉ vào mấy công cụ hỗ trợ rồi index sitemap lên thôi, chẳng quan tâm tới trong đó có gì. Nhưng bây giờ chắc phải xem lại thôi ^^
    Là thế này, khi chúng ta tạo một sitemap thì độ ưu tiên của các trang trong đó bằng nhau, tức là không thằng nào quan trọng hơn thằng nào nên Google không biết trang nào là quan trọng nhất, điều này bất lợi cho các bạn nếu chỉ tập trung vào một số bài viết có từ khoá quan trọng.
    Việc thay đổi priority và các thứ khác liên quan đến sitemap đều có trong này: sitemaps .org /protocol .html Bạn nào chưa đụng tới sitemap thì cố gắng nhé. Nếu có thời gian mình sẽ viết một bài hướng dẫn vấn đề này.
     
  2. GoneWild

    GoneWild Thành viên

    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    54
    56. Quá nhiều liên kết trỏ ra ngoài - Too many outbound links
    Có một câu dẫn chứng như vậy: “Some pages have way, way too many links, obscuring the page and distracting from the Main Content”
    Các bạn có thể hiểu việc có quá nhiều liên kết outbound sẽ làm giảm giá trị của trang, làm xao lãng và che mờ đi nội dung bài viết của chúng ta

    57. Quantity of other keywords page ranks for

    58. Tuổi đời của trang - Page age
    Dù Google rất thích những trang có thời gian refresh đều đặn, nhưng những trang có tuổi đời lâu vẫn là lựa chọn số một nếu nó đã được liệt vào danh sách ĐỎ của Google.
    Nếu website của các bạn còn non thì tạm thời gác nó qua một bên, tập trung những yếu tố khác cho tốt, rồi cũng có ngày website của bạn được gọi là Cụ ^^

    59. Bố cục trang thân thiện – User friendly layout
    Mình không biết website của các bạn như thế nào, sử dụng ngôn ngữ nào, mã nguồn mở hay tự code, nhưng có một điều chúng ta cần hướng đến là một bố cục website thân thiện với người dùng. Hãy đặt mình vào vị trí của một người tìm kiếm, các bạn sẽ thấy rõ những gì chúng ta cần khi làm việc với một website

    Còn về phần Google thì sao? Ngày 19/1/2012 họ đã thay đổi một số thuật toán và bao gồm vấn đề page layout, nói sơ sơ qua một tí nhé
    Google rất không thích những điều sau
    • Khi bạn click vào một kết quả tìm kiếm nhưng tìm mãi chả thấy nội dung đó đâu cả
    • Thay vì bạn click vào thì nội dung hiện ra thì bạn phải đi qua vài vòng quảng cáo mới tới (mình bực cái vụ này lắm ~~)
    • Website quảng cáo quá nhiều, nội dung thì ít
    Một số ý kiến để các bạn tối ưu website cho thân thiện
    • Sắp xếp vị trí các menu cho hợp lý
    • Trình bày phần đầu của website cho bắt mắt (bao gồm menu, banner.. những thứ nằm trên cùng của trang ấy)
    • Đừng giới thiệu về bài viết dài quá, tập trung nội dung luôn
    • Kích thước và màu của trang cho hợp lý
    • Hình ảnh liên quan đến nội dung
    • Tắt bớt các pop-up và quảng cáo
    • Video phải xem được và liên quan đến nội dung
    • Còn nhiều lắm ~~

    60. Parked domains
    Tháng 12/2011 Google update đã xem Parked domain là một trong những yếu tố để xếp hạng website
    Chắc nhiều bạn thắc mắc Parked domain là cái gì vậy? Khi bạn có 1 website nhưng bạn muốn có 2 hay nhiều domain trỏ về website của mình. Ví dụ website của bạn là seo, bạn có domain seo .com, seo .net, seo .vn …. Tất cả các domain này đều trỏ về 1 website của bạn.

    Mình nghĩ yếu tố này cũng không quyết định nhiều đến thứ hạng của các bạn nên không cần tập trung nhiều vào vấn đề này, chỉ tìm hiểu thôi nhé

    61. Nội dung hữu ích – Useful content
    Google sẽ có những đánh giá và thuật toán riêng để liệt kê những bài viết được gọi là “chất lượng” và “hữu ích”
    Giải thích như vậy:
    - Chất lượng là những bài viết tối ưu theo chuẩn SEO của Google, những trang như vậy thường tập trung ONPAGE rất tốt và có nội dung tương đối khá.
    - Hữu ích là những bài viết có thể onpage chưa tốt nhưng lại đem đến thông tin cần thiết cho người tìm kiếm, Google có thể đánh giá việc này qua rất nhiều yếu tố như: thời gian ở lại trang, comment, vote, số lần quay lại trang đó …
    Việc viết một nội dung chất lượng hay hữu ích còn tuỳ thuộc vào lĩnh vực bạn đang làm, các bạn hãy cố gắng nâng cao kiến thức về lĩnh vực đó, nắm được nhu cầu, thị hiếu .. để có những bài viết được gọi là hữu ích.

    Đến đây là kết thúc những yếu tố liên quan đến page rồi, hy vọng các bạn sẽ có phần nào kinh nghiệm và kiến thức tiếp tục. Phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu các yếu tố liên quan đến Site, sẽ có những yếu tố thú vị chúng ta cần nắm bắt đấy.
     
  3. GoneWild

    GoneWild Thành viên

    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    54
    III. Các yếu tố liên quan đến Site-Level (Site-Level Factors)


    62. Nội dung cung cấp những thứ có giá trị và độc đáo
    Google đã tuyên bố rằng họ đang tìm kiếm những website không mang lại những thứ mới mẻ hoặc hữu ích, đặc biệt là những website nghèo nàn
    Nghe có vẻ giống quy luật cuộc sống, những người yếu kém dần bị đào thải và mãi ở dưới thấp nếu không chịu cố gắng hoàn thiện và nâng cao bản thân mình

    63. Trang liên hệ - Contact us page
    Vấn đề này được Google đánh giá khá cao, họ rất thích những trang có thông tin liên hệ rõ ràng và đáng tin cậy, đặc biệt là những thông tin trùng khớp với thông tin Whois

    64. Domain Trust/ TrustRank
    Có một bài viết khá hay về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo trước tại đây: backlinko .com/google-trustrank

    65. Site Architecture
    Vấn đề này chắc các bạn đã biết qua, bạn nào không biết thì search hình ảnh bằng từ khóa site architecture để có cái nhìn tổng quan về kiến trúc site từ đó áp dụng cho website của mình nhé, chứ cái này giải thích bằng chữ khó hiểu lắm ^^
    Việc bạn kiến trúc site hợp lý sẽ giúp Google dễ dàng hoạt động trên website của bạn, từ đó sẽ hiểu rõ nội dung website của bạn một cách nhanh chóng. Google đặc biết thích website được kiến trúc theo kiểu Silo Structure (Google hình ảnh với từ khóa này tiếp để biết nó là gì nhé)
    Còn việc kiến trúc website thế nào cho hợp lý? Cái này mỗi nhà mỗi cảnh nên mình cũng không biết phải chia sẻ thông tin gì cho các bạn trong vấn đề này nữa, nên tùy vào định hướng của các bạn mà kiến trúc website của mình cho hợp lý thôi ^^

    66. Site Updates
    Việc website của bạn được cập nhật thường xuyên sẽ được Google đánh giá rất cao, nhưng cập nhật như thế nào cho hợp lý, bao lâu cập nhật một lần thì được gọi là thường xuyên? Thật khó để đưa ra đánh giá cụ thể về vấn đề này, vì không phải trang web nào cũng có thể thay đổi nội dung của mình từng ngày như mấy trang tin tức được ^^
    Google rất thích các website được gọi là fresh (có nội dung mới mẻ). Sau đây mình sẽ nói qua 10 minh họa để xem website của bạn có được gọi là fresh hay không (theo Moz .com)
    1.Fresh tính theo ngày khởi đầu
    Cái này dễ hiểu, lấy ví dụ cách đây hơn 3 năm bạn mua nokia c6 01 thì khá là ok, nhưng đến bây giờ nó đã thành đồ cổ rồi, bây giờ giành chỗ cho lumia. Nhưng đó là điện thoại còn website thì sao thì chuẩn bị đọc tiếp nhé
    2.Thay đổi bao nhiêu nội dung
    Việc thay đổi vài dòng nội dung sẽ không được đánh gia cao bằng việc thay đổi nhiều trong nội dung
    3.Mức độ thay đổi thường xuyên
    Bên Moz lấy vị dụ luôn: nếu bạn thay đổi thường xuyên như New York Times thì được gọi là thay đổi thường xuyên mức độ cao (trang này là trang tin tức, chắc cập nhật hàng giờ ~~)
    4.Fresh thường xuyên bằng cách tạo page mới
    Có vài lời khuyên cho bạn là nên thêm 20-30% page mới hằng năm nhưng không được hờ hững với những page cũ, các bạn phải làm cho nội dung trên toàn bộ website của mình được gọi là fresh
    5.Thay đổi những vấn đề quan trọng
    Việc bạn thay đổi những gì trên trang đều được Google ghi nhận, chúng ta chỉ hướng đến thay đổi nội dung chứ không phải thay đổi những thứ khác như thay đổi quảng cáo, navigation, hay những thứ không liên quan đến nội dung chính
    6.Tỷ lệ liên kết mới trỏ về nội dung chính
    Phần này sẽ nói rõ hơn ở phần backlink nhé
    7.Liên kết từ những trang fresh khác
    Cái này cũng dễ hiểu, những trang được gọi là fresh pr cho nhau sẽ có chỗ đứng vững vàng
    8.Thay đổi trong anchor text có thể bị giảm giá trị liên kết
    Việc bạn thay đổi nội dung có thể sẽ khiến những backlink giảm hiệu lực, thậm chí có thể phản tác dụng, vấn đề đều nằm ở anchor text
    Vậy bạn có 2 lựa chọn: sửa anchortext ở những trang backlink (cái này có vẻ khó) hoặc update nội dung phụ thuộc vào những anchor text đã đặt
    9.Dấu hiệu fresh từ người dùng
    Nội dung bạn viết ra sẽ có một ngày lỗi thời, cũng giống như 1 bộ phim cứ xem đi xem lại hoài sẽ chán, nên lượt truy cập đến nội dung đó ngày càng ít, thời gian khách ở lại trang đó cũng sẽ thấp, Google sẽ dựa vào đó để đánh giá fresh
    10.Những nội dung cũ vẫn đứng đầu trong các truy vấn tìm kiếm

    Những trường hợp cá biệt sẽ được liệt kê vào đây, mình cũng muốn có một thứ gì đó độc quyền mà nhiều người tìm kiếm ^^
     
    whysoserious thích bài này.
  4. whysoserious

    whysoserious Thành viên

    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    23
    Bài viết chi tiết thật, nhưng nhiều khi mình không hiểu 2 site nội dung khác nhau, mình seo cùng 1 kiểu từ onpage tới đi link mà chỉ top được 1 trang. Mãi vẫn gà, chán thật
     
  5. GoneWild

    GoneWild Thành viên

    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    54
    Chuyện này cũng dễ hiểu thôi bạn à, 2 site có nội dung khác nhau nên bạn phải định hướng cho từng trang, onpage có thể áp dụng giống nhau, nhưng việc đi link không thể giống nhau hoàn toàn được, ví dụ bạn có 2 site là food và fashion, việc bạn đi link cùng một chỗ có thể phản tác dụng vì food và fashion là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. hơn nữa còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới vị trí xếp hạng như nhu cầu người tìm kiếm, nội dung website, đối thủ, thời gian...bạn cố gắng xem lại để có hướng đi phù hợp nhé :)
     
    whysoserious thích bài này.
  6. GoneWild

    GoneWild Thành viên

    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    54
    III. Các yếu tố liên quan đến Site-Level (Site-Level Factors)

    Chúng ta đã đi hết những yếu tố liên quan đến page, bây giờ mình sẽ giới thiệu những yếu tố liên quan đến site, những kiến thức sẽ giúp bạn onpage tốt hơn.

    62. Nội dung cung cấp những thứ có giá trị và độc đáo
    Google đã tuyên bố rằng họ đang tìm kiếm những website không mang lại những thứ mới mẻ hoặc hữu ích, đặc biệt là những website nghèo nàn
    Nghe có vẻ giống quy luật cuộc sống, những người yếu kém dần bị đào thải và mãi ở dưới thấp nếu không chịu cố gắng hoàn thiện và nâng cao bản thân mình

    63. Trang liên hệ - Contact us page
    Vấn đề này được Google đánh giá khá cao, họ rất thích những trang có thông tin liên hệ rõ ràng và đáng tin cậy, đặc biệt là những thông tin trùng khớp với thông tin Whois

    64. Domain Trust/ TrustRank
    Có một bài viết khá hay về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo trước tại đây: backlinko .com/google-trustrank

    65. Site Architecture
    Vấn đề này chắc các bạn đã biết qua, bạn nào không biết thì search hình ảnh bằng từ khóa site architecture để có cái nhìn tổng quan về kiến trúc site từ đó áp dụng cho website của mình nhé, chứ cái này giải thích bằng chữ khó hiểu lắm ^^
    Việc bạn kiến trúc site hợp lý sẽ giúp Google dễ dàng hoạt động trên website của bạn, từ đó sẽ hiểu rõ nội dung website của bạn một cách nhanh chóng. Google đặc biết thích website được kiến trúc theo kiểu Silo Structure (Google hình ảnh với từ khóa này tiếp để biết nó là gì nhé)
    Còn việc kiến trúc website thế nào cho hợp lý? Cái này mỗi nhà mỗi cảnh nên mình cũng không biết phải chia sẻ thông tin gì cho các bạn trong vấn đề này nữa, nên tùy vào định hướng của các bạn mà kiến trúc website của mình cho hợp lý thôi ^^

    66. Site Updates
    Việc website của bạn được cập nhật thường xuyên sẽ được Google đánh giá rất cao, nhưng cập nhật như thế nào cho hợp lý, bao lâu cập nhật một lần thì được gọi là thường xuyên? Thật khó để đưa ra đánh giá cụ thể về vấn đề này, vì không phải trang web nào cũng có thể thay đổi nội dung của mình từng ngày như mấy trang tin tức được ^^
    Google rất thích các website được gọi là fresh (có nội dung mới mẻ). Sau đây mình sẽ nói qua 10 minh họa để xem website của bạn có được gọi là fresh hay không (theo Moz .com)
    1. Fresh tính theo ngày khởi đầu
    Cái này dễ hiểu, lấy ví dụ cách đây hơn 3 năm bạn mua nokia c6 01 thì khá là ok, nhưng đến bây giờ nó đã thành đồ cổ rồi, bây giờ giành chỗ cho lumia. Nhưng đó là điện thoại còn website thì sao thì chuẩn bị đọc tiếp nhé
    2. Thay đổi bao nhiêu nội dung
    Việc thay đổi vài dòng nội dung sẽ không được đánh gia cao bằng việc thay đổi nhiều trong nội dung
    3. Mức độ thay đổi thường xuyên
    Bên Moz lấy vị dụ luôn: nếu bạn thay đổi thường xuyên như New York Times thì được gọi là thay đổi thường xuyên mức độ cao (trang này là trang tin tức, chắc cập nhật hàng giờ ~~)
    4. Fresh thường xuyên bằng cách tạo page mới
    Có vài lời khuyên cho bạn là nên thêm 20-30% page mới hằng năm nhưng không được hờ hững với những page cũ, các bạn phải làm cho nội dung trên toàn bộ website của mình được gọi là fresh
    5. Thay đổi những vấn đề quan trọng
    Việc bạn thay đổi những gì trên trang đều được Google ghi nhận, chúng ta chỉ hướng đến thay đổi nội dung chứ không phải thay đổi những thứ khác như thay đổi quảng cáo, navigation, hay những thứ không liên quan đến nội dung chính
    6. Tỷ lệ liên kết mới trỏ về nội dung chính
    Phần này sẽ nói rõ hơn ở phần backlink nhé
    7. Liên kết từ những trang fresh khác
    Cái này cũng dễ hiểu, những trang được gọi là fresh pr cho nhau sẽ có chỗ đứng vững vàng
    8. Thay đổi trong anchor text có thể bị giảm giá trị liên kết
    Việc bạn thay đổi nội dung có thể sẽ khiến những backlink giảm hiệu lực, thậm chí có thể phản tác dụng, vấn đề đều nằm ở anchor text
    Vậy bạn có 2 lựa chọn: sửa anchortext ở những trang backlink (cái này có vẻ khó) hoặc update nội dung phụ thuộc vào những anchor text đã đặt
    9. Dấu hiệu fresh từ người dùng
    Nội dung bạn viết ra sẽ có một ngày lỗi thời, cũng giống như 1 bộ phim cứ xem đi xem lại hoài sẽ chán, nên lượt truy cập đến nội dung đó ngày càng ít, thời gian khách ở lại trang đó cũng sẽ thấp, Google sẽ dựa vào đó để đánh giá fresh
    10. Những nội dung cũ vẫn đứng đầu trong các truy vấn tìm kiếm
    Những trường hợp cá biệt sẽ được liệt kê vào đây, mình cũng muốn có một thứ gì đó độc quyền mà nhiều người tìm kiếm ^^
    67. Số trang - Number of pages
    Nói như thế nào cho dễ hiểu nhỉ :-s..
    Lấy ví dụ bài viết của bạn quá dài, nếu bạn để trong một site thì sẽ khó thao tác, vì mỗi lần đọc phải kéo lên kéo xuống rất mệt, hơn nữa sẽ làm giãn site của bạn. Vậy giải quyết như thế nào, bạn có 2 lựa chọn: chia bài viết thành từng phần hoặc tạo nhiều page cho bài viết đó
    Nhưng vấn đề ở đây là gì? Việc bài viết của bạn có nhiều page sẽ khiến url thay đổi theo từng trang, hoặc bài viết từng phần thì các bạn sẽ đặt tiêu đề như thế nào? Abc phần 1, abc phần 2..? như vậy rất dễ gây hiểu lầm và khó chịu với Google vì mình cũng không biết spider có đi từng trang để index nội dung của chúng ta không nữa, hay nó chỉ index những thứ nó nhìn thấy ở trang đầu tiên, còn mấy trang sau nó liệu vào nội dung ẩn nữa thì mệt lắm ~~

    Vậy cần giải quyết những gì? Một là các bạn làm sao có thể chuyển trang nhưng url không thay đổi (chắc là cũng có cách nhưng mà rắc rối lắm ^^). Hai là các bạn chia ra từng phần nhưng một phần phải là một bài viết hoàn chỉnh, ví dụ từng chương, từng mục, từng ý là một bài. Đừng viết như bài viết này của mình, vì mình rảnh giờ nào viết giờ đó nên nó lộn xộn lắm hj.

    68. Sự hiện diện của sitemap - Presence of sitemap
    Ai cũng biết sitemap sẽ giúp các Search Engine index website của mình dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy cớ gì mà bạn không tạo một sitemap cho website của mình, hãy làm ngay đi nhé

    69. Site uptime
    Các bạn phải thấy rõ được sự quan trọng của vấn đề site uptime chứ không cần chờ Google nhắc đâu.
    Mình lấy ví dụ, một người đang cần đặt hàng áo sơ mi số lượng lớn, anh ta lên google gõ “áo sơ mi”, trang của bạn hiện lên ví trí số một với mấy dòng description đúng ý, ngay lập tức anh ta sẽ click vào website của bạn, nhưng anh ta chỉ thấy “404 error …” .., buồn bả, thất vọng anh ta quay lại vào một website khác và đặt hàng. Và nếu website của bạn kinh doanh những thứ giá trị hơn thì sao? . Như vậy bạn đã mất đi một khách hàng tiềm năng và thất thu chỉ vì website không hoạt động.

    Vậy lỗi này do ai? Do bạn hay nhà cung cấp dịch vụ thì bạn phải xem lại. Ở đây mình chỉ nói một vấn đề nhó về việc site uptime thôi, phần còn lại viết ra chắc phải đọc cả ngày mất ^^. Các bạn có thể vào đây để xem tổng quan siteuptime là gì nhé: siteuptime .com
     
  7. GoneWild

    GoneWild Thành viên

    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    54
    70. Vị trí của Server - Server Location
    Việc server bạn đang sử dụng đặt ở đâu sẽ ảnh hưởng đến một số yếu tố xếp hạng website của bạn, Cái này mình sẽ nói rõ ở những yếu tố sau. Nhưng sơ qua cho các bạn biết nó sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm địa phương, tìm kiếm diện rộng, tốc độ load website …

    71. Chứng chỉ SSL - SSL Certificate
    Vấn đề này thường áp dụng cho những website thương mại, Google ưu tiên những website thương mại có chứng chỉ SSL rõ ràng.
    Vấn đề này bạn nào tìm hiểu thì gg nhé, mình không giới thiệu SSL ở đây vì sợ mấy bạn nghĩ mình pr cho trang khác nữa ^^

    72. Điều khoản dịch vụ và thiết lập riêng tư – Terms of service and Privacy pages
    Những trang này giúp Google nhận biết website nào đáng tin cậy trên thị trường internet.
    Cảnh báo các bạn những trang có điều khoản không rõ ràng thường là những trang lừa đảo, hoặc sẽ ăn cắp thông tin cá nhân của các bạn (để làm gì thì có trời mới biết được ^^)

    73. Nội dung trùng lặp trên site - Duplicate content On-site
    Vấn đề này nói hoài nhỉ, việc trùng nội dung và thông tin trong các thẻ meta có thể sẽ khiến Google bỏ rơi website của bạn. Dù bạn vô tình hay cố ý thì Google đều không thích chuyện này. hiện có khá nhiều tool hỗ trợ xem việc trùng lặp nội dung hay không, các bạn search google nhé. Dùng Google webmaster tool cũng ok rồi

    74. Breadcrumb navigation
    Khái niệm Breadcrumb bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích kể về một gia đình nghèo không nuôi nổi đứa con của mình đành phải đưa nó đến một nơi thật xa, nhưng đứa con đã dùng những mẫu bánh mỳ rải dọc đường đi để tìm đường về nhà (nghe giống giống chuyện Mị Châu rải lông ngỗng ấy)
    Vậy rồi nó có liên quan gì ở đây? Việc các bạn trình bày navigation đủ quan trọng để Google liệt kê nó vào những yếu tố xếp hạng website. Việc trình bày breadcrumb navigation giúp người đọc hiểu được họ đang ở đâu trong website của bạn, thuận tiện cho việc thao tác tìm kiếm thông tin trên website.
    Một số lời khuyên từ Steven Krug:
    1. Đặt Breadcrumb navigation ở góc trái, dưới menu chính
    2. Trước nó nên để cụm từ như: You are here (ở Việt Nam thì tùy các bạn đặt, “Bạn đang ở: “ “Bạn đang xem:” chẳng hạn)
    3. Trang hiện tại đang xem thì in hoa (Mình nghĩ in đậm, in nghiêng cũng được ^^) các trang link thì để bình thường
    4. Dùng dấu > để ngăn cách
    Ví dụ: bài viết của mình ở idichvuseo là NEWS>Diễn Đàn>Search engine optimization>Thảo luận seo
    Các bạn góp ý sửa lại cho đúng chuẩn seo để Admin sửa nhé :D

    75. Tối ưu cho các thiết bị di động - Mobile Optimized
    Không phải ngẫu nhiên mà Google hướng các bạn đến thị trường tiềm năng này, các số liệu trong năm vừa qua đã cho thấy số lượt tìm kiếm trên các thiết bị di động tăng rất nhanh. Lý do vì sao thì chắc các bạn cũng biết rồi đấy, sự phát triển chóng mặt của các smartphone và tablet đã dần lấy đi vị thế của laptop/desktop vì giá thành và sự tiện lợi của nó. Người dùng sẽ tìm kiếm bằng nhưng thứ có sẵn trên tay thay vì tìm một chỗ có kết nối để khởi động chiếc laptop của mình.

    Vậy tại sao chúng ta không tập trung vào thị trường này, mỗi bạn sẽ có một lý do riêng nhưng nếu suy xét lại và hướng tới tương lai chúng ta bắt buộc phải làm thôi. (Mình nghĩ vậy ^^)

    Vậy tối ưu hóa cho mobile thì cần để ý những vấn đề gì?
    • Nếu mình nhớ không lầm thì hiện tại mọi website hiển thị trên điện thoại đều là html dù cho bạn code ngôn ngữ gì đi nữa.
    • Một website dùng chung cho mobile và laptop có được không? Được! nhưng mà sẽ khó tối ưu ở hai mặt trận này lắm ^^, các bạn nên tạo 2 website riêng, domain cho thị trường mobile có thể là m.tendomain.
    • Cấu hình và độ phân giải của các mobile và tablet có thể khác nhau. Điều này các bạn phải để ý để có thể tối ưu hình ảnh, video, nội dung cho hợp lý
    • Tốc độ đường truyền truy cập của các thiết bị di động còn thấp
    Một số lời khuyên để tối ưu cho mobile
    • Thiết kế website đơn giản
    • Giảm bớt flash, java, video và hình ảnh
    • Tạo app cho website (thay vì vào browser thì xài bằng app)
    • Liên kết qua lại giữa bản mobile và destop
    • Tạo các liên kết, menu bằng hình ảnh lớn để dễ thao tác
    • Giảm tối đa dung lượng của website

    76. Youtube
    Nói đi nói lại thì Google vẫn ưu tiên cho những con cưng của họ, Sau khi áp dụng Google Panda thì lượt truy cập vào Youtube tăng rất nhanh
    Cũng không lấy gì làm lạ vì thật sự Youtube rất tốt, từ dịch vụ, tốc độ tới những khoản ưu đãi Youtube mang lại cho chúng ta.
    Việc đưa thông tin của bạn đến người dùng thì sao? Tất nhiên một video sẽ cung cấp cho người dùng thông tin đầy đủ bằng hình ảnh, giọng nói, cử chỉ, nét mặt, tâm trạng… những thứ mà ký tự và hình ảnh sẽ rất khó mà làm được.
    Nếu bạn chưa có một page trên youtube thì nên tạo ngay đi nhé, bạn sẽ thấy thú vị với nó ngay. Ở đây mình chỉ giới thiệu yếu tố này là quan trọng trong việc xếp hạng website của bạn, còn SEO như nào trong Youtube (cũng như Facebook) xin hẹn các bạn trong bài viết khác nhé.

    77. Tính khả thi của site – Site Usability
    Một site khó sử dụng có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn thông qua việc giảm thời gian ở lại site, tỉ lệ xem các trang…
    Vấn đề này chắc không cần nói thêm nữa nhỉ, hãy làm cho website của bạn thật thân thiện và dễ sử dụng như vậy sẽ giữ chân được những người tìm kiếm ngày cáng khó tính như hiện nay.

    78. Phản hồi của User/ Danh tiếng của site - User reviews/site reputation
    Mình nghĩ rất khó để Google kiểm chứng việc này, vì hiện nay các đối thủ chơi xấu nhau rất nhiều, để tránh tình trạng này các bạn phải có những cách nhìn khách quan để tránh những tin xấu làm ảnh hướng đến website của bạn



    Trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn các yếu tố liên quan đến site trong việc xếp hạng của bạn, phần tiếp theo các bạn sẽ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến Backlink. Chúc các bạn thành công trong việc tối ưu site của mình nhé
     
  8. hoangyen

    hoangyen Thành viên

    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    11
    Google càng ngày càng bắt người dùng làm thế này thế nọ, phức tạp quá, giờ mình thấy làm đc 1 trang web đã khó, tối ưu code giao diện thêm nữa lại càng khó hơn
     
  9. Seconds

    Seconds Dự bị

    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Nhà thớt ở đây các bạn vào xem nè, bài bên này viết nhanh hơn
    sites .google .com/ site/huytuan89
     
  10. GoneWild

    GoneWild Thành viên

    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    54
    III. Các yếu tố liên quan đến Backlink - Backlink Factors

    Chúng ta đã thấy được tầm ảnh hưởng của Backlink đến vị trí xếp hạng website của mình, vậy những yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất, các bạn sẽ phải đặt nhiều câu hỏi cho vấn đề Backlink đấy.

    80. Linking domain age
    Backlink được đặt từ những domain có tuổi đời lớn sẽ uy lực hơn những domain mới

    81. Number of linking root domains
    Giải thích yếu tố này một chút, ý Google muốn nói ở đây là việc bạn đặt backlink ở root domain sẽ tốt hơn subdomain, subfolder và page.
    Ví dụ bạn đặt 100 backlink ở các page trong cùng một domain, thì Google cũng chỉ tính là 1 linking root domains.
    Vậy cách tốt nhất để có backlink được đánh giá cao là gì? Các bạn hãy đặt backlink ở những root domain khác nhau, tức là thay vì đặt 100 backlink trong cùng domain thì đặt 10 backlink ở các domain khác nhau sẽ ok hơn rất nhiều.

    82. Number of links separate C-Class Ips
    C-Class ips là những địa chỉ IP thuộc lớp C: có địa chỉ từ 192.0.0.0 – 223.255.255.255 (theo wiki)

    Chắc nhiều bạn đang hỏi IP thì có liên quan gì đến SEO. Không phải ngẫu nhiên mà Google lại đưa nó vào các yếu tố xếp hạng đâu. Không phải SEOer nào cũng đủ bản lĩnh để seo tự nhiên cho website của mình. Họ tạo nhiều website trên cùng một server và liên kết chúng lại với nhau để tăng lượng backlink và ranking cho họ. Các Search Engine đã nhận diện chúng và bắt đầu chinh phạt những IP cùng nằm trên lớp mà website của bạn đang đặt.

    Google sẽ làm gì với website của bạn? Họ chỉ không tính điểm cho bạn thôi, còn lại không phạt gì bạn cả và bạn cũng chẳng được lợi ích gì từ backlink đó

    Các bạn đừng hiểu sai vấn đề này nhé, không phải việc đặt backlink trong lớp C là không có giá trị, Google chỉ tính các domain trong lớp C, ví dụ domain của bạn đặt trong dãy 192.168.1.0 - 192.168.1.7, bạn có backlink đặt ở 192.168.1.10 .. thì vẫn được tính điểm ok?

    83. Number of Linking Pages
    Việc có nhiều trang liên kết với nhau ngay cả khi cùng nằm trên một domain vẫn có lợi cho các bạn, và Google vẫn dùng nó để xếp hạng website.
    Việc các trang liên kết với nhau giúp người đọc có thêm nhiều thông tin, tăng úy tín website của bạn, tăng lượng truy cập, thời gian ở lại trang…

    84. Alt Tag (for Image Links)
    Alt text dùng để diễn giải nội dung hình ảnh, vấn đề này cũng khá quan trọng, spiders cũng giống như những người khiếm thị, nó không thể xác định nội dung của bức ảnh mà chỉ có thể hiểu được thông qua thuộc tính Alt của ảnh, Vậy một bức ảnh mà không có Alt sẽ vô dụng với SEO.

    Điều này một số bạn có thể sẽ không để ý, nhưng nếu các bạn có một website chuyên về ảnh thì sao?
    Lúc đó các bạn sẽ phải làm việc với Google image, Pinterest…Họ sẽ hướng các bạn chuyên sâu về SEO hình ảnh từ việc đặt tên file, thẻ Alt, tối ưu kích thước, góc độ của hình ảnh, đuôi file của hình ảnh cho đến việc sử dụng Image site maps… Nếu các bạn tìm hiểu sẽ bị cuốn hút ngay thôi, làm việc với hình ảnh cũng vui lắm ^^

    85. Liên kết từ những Domain .edu hoặc .gov - Links from .edu or .gov Domain
    Như các bạn cũng biết rồi đấy, hai Domain này dùng cho Chính phủ và Giáo dục, những domain hết sức uy tín để chúng ta đặt backlink. Nhưng ảnh hưởng của nó đến website của bạn có khác gì những domain khác không?

    Mình đã thấy nhiều bài viết chia sẻ những trang .edu và .gov để đặt backlink. Nhưng các bạn không nên tập trung vào đó, Google đã đánh đồng tất cả các backlink trên các domain (trừ những trường hợp đặc biệt như yếu tố 82 chẳng hạn) nên hai domain này chẳng có gì đặc biệt với Google cả. Matt Cutt đã tuyên bố:
    “Don’t get any PageRank boost from having an .edu link or .gov link automatically. If you get an .edu link and no one is linking to that .edu page, you’re not going to get any PageRank at all because that .edu page doesn’t have any PageRank”

    John Mueller nói Google sẽ đối xử bình đẳng với tất cả các liên kết – bất kể từ .gov hay .edu hay .info “generally treat all links the same – be it from .gov or .edu or .info sites.”

    Nói như vậy không phải các bạn nên tránh những domain này, hãy lựa chọn những domain uy tín, có PR cao, có tuổi đời lớn.. để đặt backlink nhé
     

Chia sẻ trang này